Cùng học thêm các từ vựng về các bậc học trên phổ thông nè!
Cùng học thêm các từ vựng về các bậc học trên phổ thông nè!
Sau khi đã tìm hiểu xong về cách hình thức đào tạo cao đẳng hiện nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tên gọi sau khi tốt nghiệp cao đẳng và học cao đẳng có bằng kỹ sư không?
Ngay sau khi bạn đã hoàn thành đầy đủ chương trình học tập cũng như có đủ điều kiện khác để tốt nghiệp thì bạn sẽ được công nhận tốt nghiệp cao đẳng và nhận văn bằng. Vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp học cao đẳng có bằng kỹ sư không? Và được gọi là gì? Đây là chủ đề được rất nhiều sinh viên và phụ huynh quan tâm.
Theo như quy định, sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng đều sẽ được gọi một cái tên chung đó chính là cử nhân. Điều này còn tùy thuộc vào sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy hay hệ cao đẳng nghề.
Cụ thể, theo như thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH đã đề ra, tên gọi của sinh viên cao đẳng sau khi tốt nghiệp chương trình học sẽ phụ thuộc vào tính cách ngành nghề đào tạo.
Đối với học cao đẳng có bằng kỹ sư không hệ chính quy là một hình thức đào tạo thuộc hệ thống Giáo dục và Đào tạo của nhà nước và chỉ xếp sau hệ đại học. Đây cũng là một mô hình đào tạo tập trung sinh viên trực thuộc của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
So với chương trình đào tạo hệ đại học, hệ cao đẳng chính quy sẽ có nội dung học tập, khối lượng kiến thức được lược bớt đáng kể. Khi đó, thời gian học của sinh viên sẽ được rút gọn xuống còn 2-3 năm học và tích lũy tối thiểu 60 tín chỉ học.
Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy, sinh viên hoàn toàn được hưởng đặc quyền liên thông lên cấp bậc đại học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Khác với hình thức cao đẳng chính quy, hệ cao đẳng nghề là một hình thức đào tạo nghề cho các bạn học sinh, sinh viên có những kiến thức, kỹ năng thực hành nhiều hơn so với lý thuyết, tay nghề chắc hơn khi ra trường. Vậy học cao đẳng có bằng kỹ sư không?
Cao đẳng nghề thuộc hệ thống đào tạo của các trường dạy nghề, được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.
Thời gian đào tạo của hình thức đào tạo này cũng chỉ từ 2-3 năm, ngang bằng với hệ cao đẳng chính quy. Nhưng thay vì nhận bằng tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì bạn sẽ nhân được bằng tốt nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp.
Học đại học từ xa có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với học cao đẳng có bằng kỹ sư không, nó giúp người học sau khi ra trường có được tấm bằng có giá trị cao hơn. Ngoài ra cũng có các điểm nổi bật sau đây:
Ngoài ra, ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông còn có thêm học phần tiếng Nhật trong chương trình đào tạo tự chọn. Bạn chỉ cần hoàn thành đủ 14 tín chỉ tiếng Nhật là đã có thể du học, xuất khẩu lao động sang đất nước mặt trời mọc với trình độ tương đương N4 tiếng Nhật.
Với những ưu điểm vượt trội như vậy, chi phí để theo học giờ đây cũng không còn quá cao, đây là một hình thức học tập hiệu quả, hiện đại. Để lại liên hệ để được nhận lộ trình học, thời gian học, học phí nhé!
Như vậy PTIT đã cùng các bạn tìm hiểu xong về chủ đề Học cao đẳng có bằng kỹ sư không? Tốt nghiệp cao đẳng được gọi là gì? Hy vọng quá bài viết này sẽ giúp bạn có được lựa chọn về ngành học và hình thức học phù hợp với bản thân. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
Nguồn: thuvienphapluat.vn, seoulacademy.edu.vn, caodangvietmy.edu.vn, thuvienphapluat.vn
Tiếp tục làm việc thực tập, xin việc công ty khác, học cao học, nghỉ ngơi một năm là lựa chọn mà sinh viên mới ra trường cần nghĩ đến.
Sau khi tốt nghiệp là thời điểm quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của sinh viên. Các bạn năm cuối sắp sửa bị "đá" ra khỏi trường đã có dự định gì chưa? Tôi xin điểm qua và phân tích một số lựa chọn thường gặp của những người đi trước.
Lựa chọn 1: Làm việc tiếp tục tại môi trường hiện tại (Công ty thực tập)
Quyết định lựa chọn này, các bạn hãy cân nhắc các yếu tố:
- Đã học được gì trong thời gian thực tập? (Từ công việc, đồng nghiệp, cấp trên...) Nếu ở lại thì bạn muốn tiếp tục học thêm những gì?
- Môi trường hiện tại có giúp bạn phát triển không?
- Phúc lợi, cơ hội thăng tiến ở vị trí hiện tại ra sao? Công việc có làm bạn hài lòng không? (lương ít mà vui, lương nhiều nhưng cực...).
Khi mới ra trường tôi sẽ ưu tiên các yếu tố về cơ hội phát triển hơn là tiền bạc. Mặc dù cũng từng là một "nô lệ của đồng tiền" (money slave) nhưng nếu tính đường xa thì một hai chục năm nữa thì tôi nghĩ sự chênh lệch mức lương ở thời điểm hiện tại sẽ không còn là điều quan trọng.
Nên nếu lúc đó mà môi trường công việc "xịn xò", còn học được nhiều thứ, có cơ hội và thử thách thì tôi cũng sẽ cố gắng chịu khó thêm một thời gian rồi trao đổi với sếp những mong muốn của mình.
Lựa chọn 2: Thay đổi môi trường mới
Thông thường, có nhiều lý do khiến sinh viên thực tập quyết định không tiếp tục với công việc:
- Không phù hợp với định hướng hiện tại. Thí dụ - thích làm Marketing mà công việc hiện tại là tuyển dụng hoặc sale bất động sản.
- Không có cơ hội thăng tiến vị trí chính thức: Làm nhiều tháng cùng một vị trí thực tập (intern) với mức lương "như lúc mới yêu nhau", mặc dù đã cống hiến hết sức và sếp có nhiều hứa hẹn.
- Xa nhà, sếp tánh kỳ, mất cân bằng cuộc sống...
Mặc dù thực tập là cơ hội để các bạn mới ra trường học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới. Tuy nhiên, nếu gặp nhiều vấn đề như trên thì nên cân nhắc đến việc tìm một bến đỗ mới.
Đặc biệt, đối với những bạn muốn chuyển ngành hoàn toàn (ví dụ như từ Nhân sự sang Marketing...). Các bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, thông dụng của ngành đó. Như vậy sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian tìm việc mới và có thể có cơ hội không cần bắt đầu lại từ vị trí thực tập.
Lựa chọn 3: Nghỉ ngơi một năm (Gap year)
Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) bào mòn thanh xuân của bạn? Quá mệt mỏi với công việc hiện tại? Bạn muốn nghỉ làm nhưng cũng chưa muốn tìm công việc mới? Hãy thử cân nhắc lựa chọn này.
Tuy nhiên, tạm nghỉ một thời gian không có nghĩa là nằm ở nhà chơi game, coi phim, ăn chơi thả ga và không làm gì cả. Khi chọn lựa chọn này, các bạn nên kết hợp việc học tập, phát triển bản thân, cân bằng lại cuộc sống... và xây dựng hành trình mới cho bản thân, gợi ý một số việc có thể làm như sau:
- Rèn luyện ngôn ngữ, yếu gì học đó, lúc quay lại xin việc cũng dễ hơn.
- Đi du lịch trải nghiệm, xả stress, tìm kiếm sức sống mới.
- Tự bổ sung kiến thức còn thiếu cho lĩnh vực muốn đổi.
- Làm những điều bản thân ấp ủ khi còn đi học.
Khác với những bạn trên, một số bạn sau khi tốt nghiệp lựa chọn học lên cao học vì một số lý do:
- Chưa muốn tiếp xúc môi trường đi làm.
- Còn "đà" nên học lên cao luôn, tránh khi đi làm bị nhấn chìm vào vòng xoáy công việc.
- Xác định bản thân cần bổ sung những gì để khi tốt nghiệp thạc sĩ sẽ xông pha những vị trí tốt hơn.
- Kết nối (Networking) với một số anh chị trong quá trình học.
Đặc biệt, nếu muốn xin học bổng sau khi ra trường, hãy liên hệ lại thầy cô đã hướng dẫn KLTN hoặc những thầy, cô mà bạn đã từng làm nghiên cứu khi còn học đại học. Họ sẽ là những người có thể giúp bạn bổ sung thư giới thiệu đấy.
Tốt nghiệp hồi tháng 12 năm ngoái, tôi đã lựa chọn tạm nghỉ ngơi một thời gian và bắt đầu nghiên cứu khoa học (một phần tôi muốn học lên bậc cao học, phần còn lại muốn cải thiện hồ sơ học thuật).
Tôi đã liên hệ lại giáo viên của mình và bắt đầu thực hiện một nghiên cứu độc lập. Ở giai đoạn này, mặc dù cũng nhiều lần cảm thấy bản thân ăn hại khi mà tiền vào không có mà tiền ra thì nhiều. Nhưng nhờ những lúc đó mới biết bản thân ghét cảm giác không kiếm ra tiền khó chịu như thế nào...
Những điều làm lúc "không kiếm ra tiền":
- Học thêm kiến thức về Marketing, kiến thức nền của tôi trước đây là về mảng HR - Tuyển dụng nhưng nó không phù hợp với định hướng và mong muốn của bản thân.
- Thi một số cuộc thi để rút ra bài học cho bản thân. (Đối với tôi thì đậu hay rớt đều học được thứ gì đó).
- Tìm hiểu cách vận hành một Fanpage như thế nào: Tôi lập một trang chia sẻ những kiến thức, kỹ năng sống cho sinh viên.
- Lắng nghe bản thân nhiều hơn,
Dù là lựa chọn nào đi chăng nữa, hãy hỏi bản thân rằng: "Có hài lòng với lựa chọn hiện tại không?".
Cơ bản thì tuổi trẻ có thể không giàu tiền bạc, nhưng giàu nghị lực là phải có.