Dư ối là một hiện tượng hiếm gặp ở thai kỳ. Tuy nhiên nếu gặp phải hiện tượng này có thể xuất hiện một số nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Với thắc mắc vấn đề dư ối có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Dư ối là một hiện tượng hiếm gặp ở thai kỳ. Tuy nhiên nếu gặp phải hiện tượng này có thể xuất hiện một số nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Với thắc mắc vấn đề dư ối có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc "bà bầu dư ối nên kiêng gì?" một cách chi tiết và khoa học. Bằng cách hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều nước, muối và đường, kết hợp với việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng dư ối và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, thường xuyên đi khám thai để kiểm soát tình hình.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Dư nước ối là hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối vượt quá mức bình thường. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.
Dư ối là một trường hợp thai nghén nguy cơ cao cho sản phụ về nguyên nhân dư ối và cảnh báo nguy cơ sinh non trong quá trình thai nghén. Do sự sản xuất quá mức nước ối hoặc do rối loạn tái hấp thu của nước ối. Có những nguyên nhân về phía mẹ, thai nhi và rau thai.
Dư ối hay đa ối có tên tiếng Anh là Polyhydramnios. Đây là một hiện tượng liên quan đến sự tích tụ dư thừa nước ối trong tử cung. Dư ối cũng là một hiện tượng cảnh báo nguy cơ sinh non trong quá trình mang thai. Nguyên nhân dẫn đến dư ôi gồm có:
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến dư ối đó là bị tiểu đường thai kỳ trước hoặc trong quá trình thai kỳ. Bên cạnh đó, việc xuất hiện kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường, có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu trầm trọng ở thai nhi hoặc bị phù thai nhi. Điều này cũng góp phần vào hiện tượng dư ối. Ngoài ra, tình trạng loạn dưỡng tăng trương lực cơ cũng gây ra hiện tượng này nhưng ít gặp.
Nếu xuất hiện u mạch mạch máu đệm có thể gây ra suy tim ở bé, hoặc xuất hiện các bệnh lý về viêm nội mạc tử cung, bị tổn thương bánh rau điển hình là bệnh giang mai thì có nguy cơ cao dẫn đến hiện tượng dư ối.
Để chẩn đoán tình trạng dư ối có sao không, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và ước lượng thể tích nước ối (AFI) của mẹ bầu trong tử cung để đánh giá kết quả so với mức độ thông thường.
Trên thực tế, để duy trì sự cân bằng động giữa sản xuất và hấp thụ nước ối thì thai nhi cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Bởi vì, thận của bé sẽ sản xuất ra nước ối, thông qua quá trình bài tiết nước tiểu của thai nhi đẻ chạy vào tử cung của mẹ. Tiếp đó, bằng cách chuyển động thở thai nhi sẽ nuốt và tái hấp thu chất lỏng. Việc nuốt chất lỏng của thai nhi có tác dụng làm cân bằng lượng nước ối từ trong bụng mẹ. Nhưng nếu sự cân bằng này xảy ra vấn đề thì sẽ xuất hiện quá nhiều nước ối trong tử cung của mẹ và dẫn đến hiện tượng dư ối.
Vậy mẹ bầu dư ối có sao không? Theo nghiên cứu, hiện tượng dư ối có thể làm gia tăng một số nguy cơ biến chứng của mang thai, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Các biến chứng bao gồm:
Ngoài ra, dư ối có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn cho bé, cụ thể:
Đa phần các trường hợp mang bầu bị dư ối đều có các dấu hiệu tương đối nhẹ và sinh ra các bé khoẻ mạnh. Vì thế, khi được chẩn đoán bị dư ối, các bà bầu nên bình tĩnh, đừng quá lo lắng, hoang mang, hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bầu gặp phải hiện tượng dư ối, cụ thể:
Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ bầu trả lời được câu hỏi dư ối có sao không. Dư ối là một tình trạng khá nguy hiểm với bà bầu nhưng hiếm gặp. Do vậy, các mẹ bầu nên đi khám định kỳ thai kỳ và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Xem thêm: Cạn ối có đẻ thường được không? Hiểu đúng về tình trạng cạn ối khi sinh
Mang thai là một hành trình đầy thách thức, tình trạng dư ối là một hiện tượng hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy khi bị dư ối, bà bầu dư ối nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe? Và có những biện pháp nào giúp giảm nước ối hiệu quả? Hãy cùng khám phá trong bài viết này!
Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi trong tử cung. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi khỏi những va chạm, giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, đồng thời duy trì nhiệt độ ổn định cho bé. Trước khi tìm hiểu bà bầu dư ối nên kiêng gì, hãy cùng điểm qua một số dấu hiệu cho thấy bà bầu đang bị dư ối.
Trong giai đoạn từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 34 của thai kỳ, lượng nước ối thường duy trì trong khoảng từ 300 đến 600ml. Tuy nhiên, khi lượng nước ối vượt quá mức này và đạt đến 800 – 1500ml, mẹ bầu có thể được chẩn đoán là bị dư ối, một hiện tượng thường xuất hiện từ tuần 20 đến tuần 30 của thai kỳ. Một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng dư ối bao gồm:
Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, mẹ bầu nên đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.
Mặc dù không phải lúc nào cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng tình trạng này có thể dẫn đến một số nguy cơ và biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến dư nước ối:
Khi mang thai, việc duy trì sức khỏe của cả mẹ và bé là ưu tiên hàng đầu. Một trong những vấn đề cần chú ý là hiện tượng dư ối, hay còn gọi là đa ối, có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho thai kỳ. Vậy bà bầu dư ối nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe của mình và em bé?
Dư ối có thể khiến sản phụ vỡ ối sớm
Dư ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Dư ối ảnh hưởng đến cả mẹ và bé như sau:
Sản phụ cần thường xuyên thăm khám để theo dõi, thậm chí có thể phải nằm viện và can thiệp ngay khi cần thiết khi xuất hiện các triệu chứng rầm rộ như khó thở, tức ngực nhiều; bụng to lên nhanh và rõ rệt, đau tức đột ngột.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Vợ tôi đang mang thai ở tuần thứ 16 và được chẩn đoán dư ối, cần tiếp tục theo dõi. Vậy, thai phụ bị dư ối có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?
BS Dương Ngọc Vân, chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Medlatec trả lời:
Dư nước ối là hiện tượng nước ối lớn hơn ngưỡng trung bình theo từng giai đoạn trong thai kỳ. Tình trạng nước ối dư thừa quá mức, cả thai nhi và thai phụ đều có thể gặp nguy hiểm như vỡ ối sớm, ngôi thai bất lợi; ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi; tăng nguy cơ sinh non… Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi, thai phụ cần đi khám thai định kỳ hoặc khám bất kỳ khi nào nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng khác thường.
Phụ thuộc theo mức độ dư ối, bác sĩ sẽ chỉ định cách thức điều trị hay khắc phục phù hợp cho mẹ bầu. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đã đề ra, thai phụ bị dư ối cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống khoa học với việc bổ sung đầy đủ chất đạm; ăn nhiều rau xanh, hạn chế tiêu thụ những loại rau chứa nhiều nước, giảm việc chế biến theo món canh hoặc súp; tích cực bổ sung trái cây, ưu tiên loại giàu chất xơ, vitamin tốt như táo, đu đủ, chuối... hạn chế trái cây mọng nước như cam, dưa hấu.
Bên cạnh áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thai phụ cần dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, tránh xa căng thẳng, kiểm soát lượng đường trong máu, khám thai định kỳ và đúng lịch. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện nghi ngờ bị dư ối, chị em nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn biện pháp can thiệp kịp thời tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.