Vấn đề nhập cư là mối quan tâm hàng đầu của các nhật báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Châu Âu bất lực trước tình trạng di dân tràn ngập », La Croix đưa tít « Lampedusa, khẩn cấp ở châu Âu », dẫn lời thủ tướng Ý Giorgia Meloni « Tương lai châu Âu đặt cược tại đây ». Không chỉ là lời kêu gọi giúp đỡ, mà còn là tiếng chuông cảnh báo, trong lúc còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử châu Âu và cực hữu đang có ưu thế.
Vấn đề nhập cư là mối quan tâm hàng đầu của các nhật báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Châu Âu bất lực trước tình trạng di dân tràn ngập », La Croix đưa tít « Lampedusa, khẩn cấp ở châu Âu », dẫn lời thủ tướng Ý Giorgia Meloni « Tương lai châu Âu đặt cược tại đây ». Không chỉ là lời kêu gọi giúp đỡ, mà còn là tiếng chuông cảnh báo, trong lúc còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử châu Âu và cực hữu đang có ưu thế.
Nhìn toàn cảnh quốc tế, Les Echos nhận định « Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc : Mỗi người một diễn đàn ». Hội nghị sẽ diễn ra ngày mai tại New York, ngoài nước chủ nhà Hoa Kỳ, không có nguyên thủ của thành viên nào khác trong Hội Đồng Bảo An tham dự.
Ngoại trừ Vladimir Putin có « lý do chính đáng » vì là tội phạm chiến tranh có thể bị bắt, Tập Cận Bình chỉ tập trung cho BRICS là nhóm do Bắc Kinh khống chế, thủ tướng Anh và tổng thống Pháp cũng vắng mặt. Theo The Guardien, ông Rishi Sunak muốn tránh tình thế không được tổng thư ký Antonio Guterres mời dự tuần lễ khí hậu vì Anh quốc chậm chạp trong việc chống hiện tượng hâm nóng Trái Đất. Còn ông Emmanuel Macron bận rộn với chuyến thăm Pháp của Đức giáo hoàng Phanxicô và vua Anh Charles III.
Paris nhấn mạnh là không bắt buộc có sự hiện diện của nguyên thủ, và đoàn đại biểu Pháp có ngoại trưởng Catherine Colonna dẫn đầu. Tuy nhiên sự vắng mặt của hai trong số ba nhà lãnh đạo các quốc gia dân chủ quan trọng trong Hội Đồng Bảo An cho thấy định chế đã mất uy tín do bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng. Michel Duclos, cựu đại sứ nhận định Hội Đồng Bảo An đã bị Nga và Trung Quốc phá hoại trong nhiều năm, ngày càng đứng ngoài lề, còn Pháp và Anh có vẻ không muốn đóng góp.
Từ cuối tháng Sáu, có tin tướng Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao), tư lệnh Quân chủng Hỏa tiễn dính tai tiếng về vũ khí và con trai đang du học ở Mỹ vướng vào một vụ gián điệp. Người ta cũng nói rằng một trong những chỉ huy của Quân chủng đã tự sát. Hôm 31/07, Tập Cận Bình bổ nhiệm Vương Hậu Bân (Wang Houning), tư lệnh phó hải quân thay thế Lý Ngọc Siêu, và Từ Tây Thịnh (Xu Xisheng), phó chính ủy Chiến khu Nam bộ lên làm chính ủy Quân chủng Hỏa tiễn. Bộ trưởng Lý Thượng Phúc không có mặt trong buổi lễ.
Từ ngày 22/08 một tin đồn khác lan truyền tại Đài Loan và trên mạng xã hội : một tàu ngầm trang bị động cơ nguyên tử của Trung Quốc bị mất tích tại eo biển Đài Loan cùng với 100 thành viên thủy thủ đoàn. Trang web Liberty Times Net tiết lộ tin này, nhưng ngay hôm sau bộ Quốc Phòng Đài Loan bác bỏ và ngày 31/08 đến lượt bộ Quốc Phòng Trung Quốc chính thức bác tin « một tàu ngầm nguyên tử type 093 bị tai nạn nghiêm trọng ».
Một chi tiết khả nghi nữa là Tập Cận Bình dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi từ 21 đến 23/08, nhưng hôm 22/08 bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc bỗng thay ông Tập đọc diễn văn, một điều hoàn toàn bất thường. Cuối cùng, trong hội nghị ngày 28 và 29/08 tại Bắc Kinh về chất lượng thiết bị quân đội, người chủ trì là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương khẳng định cần phải cải thiện chất lượng thiết bị, có thái độ trách nhiệm đối với « mạng sống của sĩ quan và binh lính » - một điều hiếm thấy.
Trong khi đó « Bắc Kinh trừng phạt hai tập đoàn vũ khí Mỹ » vừa ký hợp đồng với Đài Loan là Lockheed Martin và Northrop Grumman, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) không cho biết chi tiết cụ thể. Quyết định này hoàn toàn mang tính tượng trưng vì sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz nhận xét, tuyên bố của Bắc Kinh một phần nhằm đối nội.
Le Monde nhắc lại, những năm gần đây, chính quyền Biden liên tục bán vũ khí cho Đài Bắc, và hồi tháng Bảy còn tận dụng vũ khí trong kho để nhanh chóng trang bị cho Đài Loan trong nhiều lãnh vực. Đến tháng Tám, lần đầu tiên Hoa Kỳ thông qua việc chuyển nhượng 80 triệu đô la vũ khí trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ quân sự mà cho tới nay chỉ có những Nhà nước có chủ quyền được Washington công nhận mới được thụ hưởng. Thứ Sáu tuần trước, Mao Ninh tiếp tục kêu gọi Mỹ ngưng trang bị cho Đài Loan « nếu không sẽ phải đối phó với sự trả đũa kiên quyết và mạnh mẽ của Trung Quốc ».
Trước đó một hôm, ít nhất 68 chiến đấu cơ và 10 chiến hạm Trung Quốc đã tiến gần đến đảo quốc, còn chỉ riêng trong hôm nay trên 100 phi cơ, 9 tàu chiến. Những vụ dương oai diễu võ như vậy gần đây trở thành thông lệ, cho dù đang có cuộc khủng hoảng tại bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Đài Loan đang trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống và Quốc Hội dự kiến tổ chức vào tháng Giêng sang năm. Các ứng cử viên nhân dịp này thường đi thăm Hoa Kỳ, gây giận dữ cho Bắc Kinh.
Tổng thống Pháp nói rằng môi trường địa chính trị đã xuống cấp thô bạo và sâu sắc, với cuộc xâm lăng Ukraina, vũ khí nguyên tử quay lại, bất ổn ở châu Phi và cuộc chiến thông tin. « Tất cả dẫn đến nguy cơ chia rẽ thế giới, trật tự dựa trên luật pháp và ý tưởng dân chủ bị yếu đi ». Theo ông Duclos, không dự phiên họp Đại Hội Đồng, nơi các quốc gia đều bình đẳng, là một sai lầm. « Không nhân cơ hội này để lên tiếng với tất cả các nước là điều đáng tiếc ».
Hơn nữa, bên cạnh chiến tranh ở Ukraina, còn có mối nguy an ninh trên Biển Đông, tại châu Phi hay vùng Kavkaz. Báo cáo mới nhất của Unicef cho biết 330 triệu trẻ em đang trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ, Chương trình Lương thực Thế giới loan báo 24 triệu người có nguy cơ thiếu ăn trầm trọng.
Nhưng những tháng gần đây, những cuộc tiếp xúc của các nhà lãnh đạo đều dựa trên lợi ích của nước mình. Tập Cận Bình thành công trong việc mở rộng BRICS nhưng lần đầu tiên tẩy chay G20 do Ấn Độ chủ trì. Pháp chú tâm vào hai hội nghị từ sáng kiến của mình là Diễn đàn Paris vì Hòa bình vào tháng 11 và Thượng đỉnh Paris vì một hiệp ước tài chánh quốc tế mới vào tháng Sáu, về khí hậu và chống nghèo đói. Tuy vậy có một nguyên thủ quyết tâm không bỏ lỡ việc gặp gỡ các đồng nhiệm trong tuần này tại New York : Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraina.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã đột ngột rút khỏi cuộc họp với các lãnh đạo quốc phòng Việt Nam vào tuần trước, ba quan chức nắm trực tiếp về vấn đề này cho biết, trong bối cảnh có những câu hỏi về sự biến mất của ông Lý trước công chúng suốt hơn hai tuần. Ông Lý, 65 tuổi, theo lịch trình sẽ dự cuộc họp thường niên về hợp tác quốc phòng do Việt Nam tổ chức tại biên giới với Trung Quốc vào ngày 7-8/9 nhưng cuộc họp đã bị hoãn lại sau khi Bắc Kinh nói với Hà Nội vài ngày trước cuộc gặp rằng bộ trưởng Lý có ‘vấn đề sức khỏe’, hai quan chức Việt Nam cho biết.
Việc hủy bỏ họp đột ngột của ông Lý diễn ra sau khi Trung Quốc thay thế Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương hồi tháng Bảy sau một thời gian dài vắng mặt trước công chúng và việc cải tổ ban lãnh đạo Lực lượng Tên lửa tinh nhuệ của Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc trong những tháng gần đây, những động thái đã đặt ra câu hỏi về việc ra quyết định của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông Lý được bổ nhiệm hồi tháng Ba. Ông được các nhà ngoại giao và các nhà quan sát theo dõi chặt chẽ bởi vì, cũng như ông Tần, ông là một trong năm Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc, vốn có cấp bậc cao hơn bộ trưởng thông thường trong nội các.
Một quan chức Mỹ nói với điều kiện giấu tên rằng Washington đã biết về các cuộc họp bị hủy bỏ của ông Lý ở Việt Nam. Sự vắng mặt kéo dài của ông Lý trước công chúng đã thu hút một số lời bình luận. Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel viết trên X hôm 8/9: “Đầu tiên, Ngoại trưởng Tần Cương mất tích, sau đó đến lượt các tư lệnh Lực lượng Tên lửa mất tích, và bây giờ Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc đã không xuất hiện trước công chúng trong hai tuần. Ai sẽ thắng trong cuộc đua mất việc này? Thanh niên Trung Quốc hay nội các của ông Tập Cận Bình?”
Khi được hỏi về bình luận này của ông Emanuel, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên rằng bà ‘không biết có chuyện gì’.
Ông Lý được nhìn thấy lần cuối ở Bắc Kinh hôm 29/8 khi có bài phát biểu chủ đề tại một diễn đàn an ninh với các nước châu Phi. Trước đó, ông đã có các cuộc gặp cấp cao trong chuyến công du tới Nga và Belarus.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc chịu trách nhiệm chính về ngoại giao quốc phòng và không chỉ huy các lực lượng chiến đấu. Ông ít nổi bật trước công chúng hơn so với bộ trưởng ngoại giao, người thường xuyên xuất hiện trên truyền thông nhà nước. “Sự biến mất của ông Lý, ngay sau ông Tần, cho thấy nền chính trị tinh hoa của Trung Quốc bí ẩn như thế nào với thế giới bên ngoài,” Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, nói.
“Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đơn giản là không cảm thấy cần phải giải thích với thế giới.”
Ông Lý đã bị Mỹ trừng phạt hồi năm 2018 vì đã mua vũ khí từ nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga, Rosoboronexport.
Vào năm 2016, ông Lý được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược mới của quân đội – lực lượng tinh hoa có nhiệm vụ đẩy nhanh việc xây dựng năng lực chiến tranh không gian và không gian mạng. Sau đó, ông đứng đầu bộ phận mua sắm của quân đội từ năm 2017 cho đến khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng.