Quân Cờ Đen (giản thể: 黑旗军; phồn thể: 黑旗軍; Hán-Việt: Hắc Kỳ quân; bính âm: Hēi qí jūn; Việt bính: hak1 kei4 gwan1) là một nhóm đảng cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, di chuyển từ vùng Quảng Tây của Trung Quốc băng qua biên giới vào hoạt động ở miền núi phía Bắc Kỳ thuộc triều đình Huế vào năm 1865, được biết đến nhiều chủ yếu do những trận đánh với lực lượng Pháp. Đội quân này mang tên Cờ Đen là do thủ lĩnh của họ, Lưu Vĩnh Phúc, ra lệnh dùng cờ hiệu màu đen.
Quân Cờ Đen (giản thể: 黑旗军; phồn thể: 黑旗軍; Hán-Việt: Hắc Kỳ quân; bính âm: Hēi qí jūn; Việt bính: hak1 kei4 gwan1) là một nhóm đảng cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, di chuyển từ vùng Quảng Tây của Trung Quốc băng qua biên giới vào hoạt động ở miền núi phía Bắc Kỳ thuộc triều đình Huế vào năm 1865, được biết đến nhiều chủ yếu do những trận đánh với lực lượng Pháp. Đội quân này mang tên Cờ Đen là do thủ lĩnh của họ, Lưu Vĩnh Phúc, ra lệnh dùng cờ hiệu màu đen.
Vận mệnh của các quân cờ đen đã được biến đổi bởi sự bùng nổ của Chiến tranh Pháp-Thanh vào tháng năm 1884. Từ Hi Thái Hậu phản ứng với tin tức Hạm đội Phúc Kiến Trung Quốc bị tàn phá nặng nề tại Trận Phúc Châu (ngày 23 tháng tám năm 1884) bằng cách chiêu mộ các tướng xâm lược Bắc Kỳ của mình đánh đuổi quân Pháp ra khỏi Hà Nội. Tang Jingsong, chỉ huy quân Vân Nam, biết rằng sự phục vụ của Lưu sẽ là vô giá trong cuộc chiến với Pháp, và Lưu đã đồng ý tham gia cùng với Quân đội Cờ Đen trong chiến dịch sắp tới. Quân Cờ đen đã giúp quân Trung Quốc gây áp lực lên Hưng Hóa và các đồn của Pháp ở Phủ Doãn và Tuyên Quang bị cô lập trong mùa thu năm 1884.
Vào mùa đông và mùa xuân năm 1885, 3.000 binh sĩ của quân Cờ đen đã phục vụ trong cuộc vây hãm Tuyên Quang. Trong trận Hòa Mộc (2 tháng 3 năm 1885), quân Cờ Đen đã gây thương vong nặng nề cho một đội quân Pháp đang hành quân giải vây Tuyên Quang. Thương vong của quân Pháp tại Hòa Mộc là 76 người chết và 408 người bị thương, tỷ lệ thương vong cao nhất và tổn thất nặng nề nhất trong các cuộc giao tranh trong một ngày của quân Pháp trong Chiến tranh Trung-Pháp. Nhiều sĩ quan Pháp tại Hòa Mộc cho biết cuộc tàn sát còn tồi tệ hơn ở Sơn Tây mười lăm tháng trước đó.[12]
Theo một trong các điều kiện hòa ước giữa Pháp và Thanh để chấm dứt cuộc chiến tranh Pháp-Thanh, Lưu Vĩnh Phúc phải rời Bắc Kỳ. Tới giai đoạn cuối cuộc chiến này, quân Cờ Đen chỉ còn khoảng 2.000 người, và không có khả năng chống lại Đường Cảnh Tùng và các chỉ huy quân Vân Nam khác. Lưu về lại Trung Quốc với một số thuộc hạ thân tín, bỏ lại phần lớn quân Cờ Đen giải tán ngay tại Bắc Kỳ trong mùa hè năm 1885. Không được trả lương trong vòng mấy tháng, và có sẵn vũ khí, số quân này quay lại làm giặc cướp, đội danh quân Cần Vương kháng Pháp. Người Pháp phải mất hàng tháng để đánh dẹp các nhóm này, và đường từ Hưng Hóa cho tới Lào Cai phải tới tháng 2 năm 1886 mới an toàn trở lại. Năm 1887, quân Cờ Đen vẫn đủ sức lục soát và cướp phá Luang Prabang.
Đương thời, quân Cờ Đen tuy có công gây tổn thương cho lực lượng viễn chính của Pháp đang xâm chiếm Đông Dương, nhưng chính quân Cờ Đen cũng gây nhiều ca thán, tàn hại thường dân. Một võ tướng bấy giờ là Ông Ích Khiêm không đồng tình khi triều đình Huế mượn sức quân Cờ Đen chống chọi với Pháp. Ông cũng chê trách các quan Việt bất tài, nên khi hữu sự phải nhờ vào người Tàu để đánh giặc. Ông có làm bài thơ trách cứ tinh thần ỷ lại của các quan trong triều:[13]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Kỳ Đài, thường gọi là Cột Cờ Hà Nội, được khởi dựng cùng với việc xây thành Hà Nội vào đầu thời Nguyễn (1805-1812). Vị trí này vốn là nền cũ của Tam Môn, cổng phía ngoài của Cấm thành thời Lê. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường “ngự đạo”, qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là điện Kính Thiên.
Kỳ Đài là một trong những công trình kiến trúc quý báu còn lại thuộc khu vực Thành cổ Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá hủy của thực dân Pháp trong những năm 1894- 1897.
Kỳ Đài cao 33,4m, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m, có hai thang gạch dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa, phía trên mỗi cửa khắc các chữ Hán như: "Nghênh Húc" (đón ánh sáng ban mai) ở phía đông, "Hồi Quang" (ánh sáng phản chiếu) ở phía Tây, “Hướng Minh" (hướng về ánh sáng) ở phía Nam, cửa Bắc không có chữ đề. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8 m; cao 5,1m có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m; hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m.
Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh, có 39 cửa nhỏ hình hoa thị và 6 cửa hình dẻ quạt để soi sáng và thông hơi. Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh.
Ngày 10/10/1954, sau khi vào tiếp quản thủ đô, quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ chào cờ tại đây dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban quân chính Hà Nội.
Hiện nay, Kỳ Đài là một trong 5 điểm di tích nằm trên trục chính tâm của di sản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, là biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
(Theo tư liệu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội)
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um
Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.
Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.
Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.