Không chỉ công dân Việt Nam có nhu cầu nhập cảnh vào UAE để du lịch, làm việc và học tập. Song công dân UAE cũng thế, có mong muốn vào Việt Nam để làm việc, tham dự sự kiện, công tác,… Nhiều du khách nước ngoài thắc mắc rằng có cần xin thị thực Việt Nam khi nhập cảnh không? Nếu có thì thủ tục như thế nào? Hãy cùng Nhị Gia – Visa Dubai tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Không chỉ công dân Việt Nam có nhu cầu nhập cảnh vào UAE để du lịch, làm việc và học tập. Song công dân UAE cũng thế, có mong muốn vào Việt Nam để làm việc, tham dự sự kiện, công tác,… Nhiều du khách nước ngoài thắc mắc rằng có cần xin thị thực Việt Nam khi nhập cảnh không? Nếu có thì thủ tục như thế nào? Hãy cùng Nhị Gia – Visa Dubai tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
TransViet rất vinh dự khi được hỗ trợ, cung cấp dịch vụ, và tư vấn quý khách hàng về những thông tin cần thiết để làm thủ tục Visa các nước Châu Mỹ. Bằng sự chuyên nghiệp và uy tín được chứng minh qua hơn 25 năm dày dạn kinh nghiệm, TransViet luôn sẵn sàng mang đến cho quý khách hàng một chuyến đi trọn vẹn và dễ dàng đến châu Mỹ với Visa du lịch đi các nước như: Mỹ, Canada, Mexico, Brazil,...
Châu Âu được chia làm 4 khu vực: Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu, Đông Âu. Các khu vực phía Nam địa hình chủ yếu là đồi núi, tiếp giáp là biển Địa Trung Hải nên vào mùa thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, mùa hè nóng khô. Các nước Bắc Âu về phía Đông như Thụy Điển, Phần Lan có khí hậu ôn đới lục địa lạnh, rất lạnh vào mùa đông, tuyết rơi nhiều và dày, mùa hè thì mát mẻ. Các nước vùng ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu như Anh, Pháp, Ireland,... có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông nhiệt độ thường trên 0 độ C, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua nên khí hậu miền này thêm ấm áp, lượng mưa phong phú. Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông càng ngắn dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều hơn, mùa hạ nóng và có mưa.
Mặc dù tình hình kinh tế và chính trị trên khắp thế giới luôn biến động và thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng nhập cư của các cường quốc, châu Âu vẫn luôn giữ vững sức hút của mình đối với công dân ngoài khu vực bên cạnh những điểm đến quen thuộc như Mỹ, Úc, Canada, v.v.
Nếu bạn đang phân vân có nên định cư châu Âu hay không, hoặc định cư châu Âu nước nào tốt nhất, hãy đọc ngay bài viết này để củng cố con đường thay đổi cuộc sống ở một đất nước khác cho bản thân và cả gia đình.
Châu Âu hay Liên minh châu Âu (EU) gồm 25 nước thành viên, là một trong những liên minh các quốc gia có sức ảnh hưởng lớn tới toàn thế giới về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế châu ÂU lớn nhất trong số các châu lục, chiếm 30.2% GDP toàn cầu. Các nước phát triển thịnh vượng trong khối như Đức, Pháp, Ý, v.v. là những nước luôn có GDP đứng trong top 10 thế giới.
Do vậy, đồng tiền chung châu Âu – Euro, có giá trị tác động mạnh mẽ tới giao dịch kinh tế trong và ngoài khu vực. Đồng thời, đây cũng là nơi hội tụ đầy đủ những tinh hoa văn hóa, cơ sở hạ tầng tiên tiến, môi trường sống văn minh, hiện đại cùng chính sách an sinh xã hội ưu đãi và nền giáo dục bậc nhất, khiến nó luôn là chốn an cư, lập nghiệp hấp dẫn của cư dân ngoài châu Âu và Việt Nam.
Được biết, các chương trình định cư/ nhập cư quen thuộc với người Việt như Mỹ, Canada, Úc có điều kiện khá khắt khe và thời gian xét duyệt kéo dài, đôi khi lên tới 15 năm. Vì vậy, xu hướng chuyển sang lựa chọn các chương trình định cư châu Âu đa dạng, đơn giản, nhanh chóng ngày càng tăng.
Theo Báo cáo nhập cư toàn cầu năm 2017, từ năm 2000 đến 2017 số lượng người đến định cư châu Âu là 78 triệu người, đứng thứ hai trên thế giới. Nếu bạn đang có ý định tới đây cư trú thì quả thực đó là một lựa chọn đúng đắn.
Theo Hiệp ước Chức năng Châu Âu, công dân của liên minh này được đối xử bình đẳng, không phân biệt quốc tịch, có quyền tự do bầu cử và ứng cử tại nước mang quốc tịch và Nghị Viện Chung Châu Âu, có đầy đủ quyền khiếu nại hoặc kiến nghị trong Nghị Viện, các cơ quan Hành pháp, Lập pháp châu Âu.
Đồng thời, công dân châu Âu sẽ được Lãnh sự quán/ Đại sứ quán các nước trong liên minh bảo vệ khi đi tới bất kì quốc gia nào.
Các điều luật, chính sách, ưu đãi về thuế ở các quốc gia thành viên tùy biến khác nhau, vì vậy bạn có thể lựa chọn chương trình định cư đầu tư phù hợp với khả năng tài chính và hoàn cảnh của mình.
Một số quốc gia có chính sách thuế ưu ái nhất phải kể đến Malta và Síp với mức đánh thuế thấp, miễn nhiều loại thuế như thuế bất động sản, thuế thừa kế, v.v.
Hệ thống y tế và trình độ chuyên gia trong ngành y tế của các quốc gia châu Âu luôn được đánh giá là tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới. Vì vậy khi sinh sống tại đây, bạn sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất của các nước nằm trong bảng xếp hạng chất lượng y tế thế giới như Đức, Na Uy, Thụy Điển, v.v.
Ngoài ra, tại châu Âu có rất nhiều quốc gia có chính sách miễn hoàn toàn học phí dành cho công dân đến hết cấp trung học, một số trường đại học miễn học phí cho công dân và thường trú nhân tại nước sở tại. Điều này tạo điều kiện cho con em của cư dân châu Âu phát triển toàn diện trong một nền giáo dục danh tiếng.
Không chỉ vậy, Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền còn mang đến nhiều quyền lợi khác cho công dân bên cạnh những quyền cơ bản của từng quốc gia. Đó là những đặc quyền về giáo dục, y tế, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp, v.v. áp dụng cho toàn liên minh châu Âu.
Chương trình định cư đầu tư châu Âu của các quốc gia trong khối liên minh có sự tương đồng khá lớn. Đương đơn cần thỏa mãn các điều kiện pháp lý cơ bản, bên cạnh đó cũng cần một kế hoạch đầu tư bài bản và đủ sức thuyết phục cũng như nắm rõ những thủ tục thực hiện.
Có thể kể đến Síp, Malta, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, v.v. là những lựa chọn thu hút nhiều hồ sơ đăng kí nhất bởi yêu cầu không quá khắt khe và lợi ích hấp dẫn.
Nếu muốn nhập tịch, nhà đầu tư cần đầu tư ít nhất 2 triệu Euro vào một hoặc nhiều danh mục bất động sản tại Síp. Thời gian xử lý diện đầu tư này sẽ chỉ mất khoảng 6 tháng để có được quốc tịch Síp.
Nếu điều kiện tài chính khiêm tốn hơn, bạn chỉ cần sở hữu bất động sản trị giá tối thiểu 300.000 Euro và cư trú tại đây từ 5-7 năm là có thể nhận được thẻ thường trú nhân.
Đây là chương trình rất hấp dẫn với thời gian xử lý hồ sơ chỉ 4 tháng và đem lại cơ hội đưa gia đình 4 thế hệ sang sinh sống. Khoản đầu tư ban đầu để lấy thẻ thường trú nhân theo chương trình MRVP chỉ yêu cầu khoảng 570.000 Euro trở lên và có giá trị trong 5 năm, số lần gia hạn không giới hạn.
Ngoài ra, với chương trình IIP, để nhận tấm thẻ xanh trở thành công dân Malta sau 12 tháng, bạn cần đầu tư ít nhất 1.050.000 Euro.
Chương trình Golden Visa của chính phủ Bồ Đào Nha cho phép đương đơn trở thành thường trú nhân chỉ với điều kiện mua bất động sản có giá trị từ 500.000 Euro trở lên hoặc mua lại bất động sản đã xây dựng hơn 30 năm có giá trị từ 350.000 Euro trở lên.
Tấm thẻ thường trú sẽ đưa được gia đình 3 thế hệ sang cư trú và đương đơn có cơ hội trở thành công dân châu Âu sau 5 năm sinh sống.
Đất nước Địa Trung Hải tuyệt đẹp này là nơi sinh sống, nghỉ dưỡng lý tưởng cho những ai tìm kiếm môi trường sống trong lành, thanh bình giữa trời Tây.
Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra tối thiểu 250.000 Euro đầu tư vào các dự án bất động sản là có cơ hội đưa gia đình 3 thế hệ sang thường trú tại đây.
Con đường sang châu Âu sinh sống và trở thành công dân của liên minh lớn mạnh này sẽ hoàn toàn khả thi nếu bạn nắm rõ những điều kiện và chính sách của quốc gia mình đang có ý định đầu tư. Chúc bạn thành công!