Khai báo hải quan là gì và khi nào cần nộp tờ khai báo hải quan? Thời gian nộp chứng từ khai báo hải quan được quy định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu sẽ có thời hạn khác so với hàng hoá nhập khẩu:
Khai báo hải quan là gì và khi nào cần nộp tờ khai báo hải quan? Thời gian nộp chứng từ khai báo hải quan được quy định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu sẽ có thời hạn khác so với hàng hoá nhập khẩu:
Quy trình khai hải quan điện tử bao gồm các bước sau:
Bước 1: Cung cấp thông tin xuất khẩu (EDA), nhập khẩu (IDA). Người khai phải cung cấp thông tin xuất khẩu theo yêu cầu qua EDA hoặc thông tin nhập khẩu theo IDA trước khi đăng ký tờ khai xuất, nhập khẩu. Sau khi hệ thống tiếp nhận và gán số, thông tin khai báo xuất, nhập khẩu ( EDA, IDA) được lưu trữ trên hệ thống VNACCS.
Bước 2: Đăng ký tờ khai xuất, nhập khẩu.Sau khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai EDC ( xuất khẩu), hoặc IDC ( nhập khẩu) nên xem lại thông tin mà bạn đã khai báo. Nếu chính xác và chắc chắn đúng thì nộp tờ khai vào hệ thống để đăng ký. Nếu có lỗi thì bạn phải sử dụng EDB ( hàng xuất) hoặc IDB ( hàng nhập) để sửa lỗi.
Bước 3: Kiểm tra lại điều kiện đăng ký tờ khai
Bước 4: Phân luồng hàng hóa, kiểm tra và thông quanhàng hóa. Hệ thống tự động phân luồng tờ khai báo thành các luồng xanh, vàng, đỏ. Tùy từng trường hợp cụ thể, người nộp đơn sẽ nhận được hướng dẫn cụ thể về cách tiến hành kiểm tra và xử lý tiếp theo.
Bước 5: Khai sửa đổi,bổ sung trong thông quan
Purchase Order (PO) Là Gì? Nội Dung Và Mục Đích Sử Dụng PO
Thông Báo Hàng Đến (Arrival Notice) - Kiến Thức Cần Biết
Quy định khi tiến hành khai báo hải quan là gì? Thực tế, quy định khai báo hải quan có thể tùy thuộc vào từng quốc gia và loại hình hàng hóa. Dưới đây là một số quy định cơ bản thường gặp khi thực hiện khai báo hải quan:
Bộ hồ sơ chứng từ cơ bản để khai báo hải quan bao gồm:
Sau khi chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, các cá nhân/doanh nghiệp cần nộp tờ khai hải quan theo hình thức khai báo hải quan điện tử và chờ đợi kết quả phân luồng từ hệ thống:
Khi tờ khai được phân vào luồng xanh, có hai trường hợp khác nhau là xanh có điều kiện và không điều kiện:
Đối với xanh có điều kiện cần phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như:
Đối với xanh không có điều kiện: Trên lý thuyết, chỉ cần xuống cảng lấy hàng mà không cần thực hiện thêm bất cứ thủ tục nào. Tuy nhiên, thực tế ở các chi cục thường yêu cầu người khai mang tờ khai giấy – có chữ ký và đóng dấu của chủ hàng. Sau đó lấy xác nhận từ hải quan tiếp nhận trước khi ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi). Quy trình tương tự như tờ khai luồng vàng, nhưng thời gian xử lý nhanh hơn.
Đối với luồng vàng, quy trình khai vẫn giống luôn xanh nhưng bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với hàng hóa có tờ khai luồng đỏ, sau khi kiểm tra hồ sơ giấy cần phải kiểm tra thêm hàng hóa thực tế. Quy trình này là mức độ kiểm tra cao nhất, yêu cầu nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian và công sức từ cả chủ hàng và cơ quan hải quan.
Về việc chuẩn bị hồ sơ cần thực hiện như luồng vàng ở trên, hồ sơ được chuyển đến cho đội kiểm hóa sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận và duyệt hồ sơ. Người khai hàng đăng ký kiểm hóa và tiến hành xuống cảng làm các thủ tục hạ hàng, đưa hàng vào khu vực kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.
Hiện nay có hai hình thức kiểm hóa hàng hóa:
Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục thực hiện các thủ tục cần thiết và tạo biên bản kiểm hóa. Nếu mọi thứ ổn, quá trình hoàn tất bằng việc bóc tờ khai.
Người khai cần nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định như ân hạn, nộp ngay, bảo lãnh ngân hàng,… Để quy trình khai hải quan thuận lợi và nhanh chóng, bạn nên tuân thủ quy định và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ.
Các lỗi thường gặp khi khai báo hải quan có thể kể đến:
- Khai báo sai nhóm, mã loại hình: Thường gặp với người mới khai báo lần đầu do chưa hiểu rõ mục đích của nhóm loại và mã loại tương ứng với nhóm đó.
Giải pháp: Bạn cần tìm hiểu mục đích kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty bạn. Khi đã biết mục đích, bạn có thể chọn đúng mã loại. Khai báo sai mã nhóm và mã loại là chỉ tiêu không được thực hiện khai báo bổ sung. Vì vậy, tuyệt đối không nên mắc sai lầm ở điểm này.
- Khai báo sai mã phương thức vận chuyển: Lỗi này có thể xảy ra ngay cả với những người khai báo có nhiều năm kinh nghiệm. Điều này có thể là do bạn đã sao chép tờ khai thuế cũ nhưng quên thay đổi phương thức vận chuyển. Việc nhập sai mã phương thức vận chuyển không được phép khai bổ sung và phải bị hủy tờ khai.
Giải pháp: Xem lại bộ chứng từ xác định rõ phương thức vận chuyển rồi kiểm tra, so sánh với thông tin đã khai trước khi truyền tờ khai chính thức.
- Khai sai tên người nhập khẩu trên tờ khai xuất khẩu và khai sai tên người xuất khẩu trên tờ khai nhập khẩu: Nếu chỉ đơn thuần là quan hệ thương mại giữa hai bên thì không khó để xác định thông tin người nhập khẩu, người xuất khẩu. Tuy nhiên, giả sử có thêm một bên thứ ba tham gia vào chuỗi mua bán giao nhận gây nhầm lẫn cho người khai báo hải quan. Ví dụ: A ký hợp đồng với B và A yêu cầu C giao hàng. Bạn sẽ chọn nhà xuất khẩu là A hay C?
Giải pháp: Phải là A vì A đang có quan hệ mua bán theo hợp đồng và B có nghĩa vụ thanh toán cho A theo các điều khoản của hợp đồng.
- Khai sai về số lượng kiện hàng: Phương pháp đóng gói khác nhau tùy theo loại hàng hóa. Ví dụ: Một pallet có 10 hộp, mỗi hộp có 100 bộ thìa, mỗi bộ thìa có 10 thìa, được đóng gói trong túi vải.
Giải pháp: lưu ý khi khai báo số kiện phải khai số kiện tổng chứ không phải ghi chi tiết bên trong. Bên trong có phần riêng để nhập thông tin. Vì vậy chọn đáp án: Khai báo 1 pallet cho lô hàng.
- Lỗi khai sai mã sản phẩm: Doanh nghiệp nhập khẩu miễn thuế phải tạo và quản lý mã nguyên liệu, mã sản phẩm. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải lập báo cáo hải quan.
Giải pháp: Giả sử Công ty ABC hoàn thành thủ tục thông quan nhập khẩu vào năm 2021 và báo cáo quyết toán mã X 1000 chiếc và mã Y 5000 chiếc. Tuy nhiên, khi hải quan kiểm tra thì phát hiện kho hàng nhập 2000 chiếc mã X và 4000 chiếc mã Y, sau khi kiểm tra đối chiếu thì thấy kho nhập đúng, nghĩa là nhân viên xuất nhập khẩu đã cung cấp sai mã số nguyên vật liệu.
Nếu kê khai sai sẽ dẫn đến sai lệch giữa số liệu kho và kế toán doanh nghiệp nếu không thể giải trình được sẽ bị xử phạt hành chính. Giải pháp duy nhất là người khai hải quan phải hiểu rõ hàng hóa đã khai báo và kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi khai báo. Không chắc có thể so sánh với kho hàng và các bộ phận liên quan. Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến khai báo hải quan và các bước khai báo hải quan điện tử mà các bạn cần biết. hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho công việc xuất nhập khẩu của các bạn.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu, khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online / offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM