Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một khu bảo tồn sinh thái nằm ở tỉnh Tiền Giang, thuộc xã Thạnh Tân,[1] huyện Tân Phước[1][2][3] nằm về phía tây của huyện, cách Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác 1,5 km về phía đông. Đây là khu bảo tồn sinh thái duy nhất của tỉnh Tiền Giang.[2][4] Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một phần của Tiểu vùng Đồng Tháp Mười, một tiểu vùng kinh tế tiếp giáp của 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Trong đó, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười cùng với Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (Đồng Tháp), Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) là các khu bảo tồn sinh thái quan trọng của tiểu vùng.[5]
Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một khu bảo tồn sinh thái nằm ở tỉnh Tiền Giang, thuộc xã Thạnh Tân,[1] huyện Tân Phước[1][2][3] nằm về phía tây của huyện, cách Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác 1,5 km về phía đông. Đây là khu bảo tồn sinh thái duy nhất của tỉnh Tiền Giang.[2][4] Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một phần của Tiểu vùng Đồng Tháp Mười, một tiểu vùng kinh tế tiếp giáp của 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Trong đó, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười cùng với Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (Đồng Tháp), Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) là các khu bảo tồn sinh thái quan trọng của tiểu vùng.[5]
12:00:00 10/02/2017
Cty cổ phần nghiên cứu bảo tồn và phát triển Dược liệu Đồng tháp Mười, tiền thân là Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười Vào những năm 80 của thế kỷ trước, người ta thấy có một xí nghiệp dầu tràm được thành lập chỉ có vỏn vẹn 3 người. Đó là xí nghiệp Dầu Tràm Mộc Hóa do ông DS Nguyễn Văn Bé làm giám đốc, ngày nay là Cty CP nghiên cứu bảo tồn và phát triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười. “ Chúng tôi đến vùng đất hoang này ngày 20/01/1984. Đoàn chúng tôi đến đây gồm 3 đồng chí trong ban giám đốc xí nghiệp, cơ ngơi của chúng tôi là cánh đồng hoang. Tất cả những người đến sống và làm việc ở mãnh đất này đều xem lao động là quyền chính đáng. Chính vì lẻ đó chúng tôi đã chịu đựng mọi thử thách của thiên nhiên. Chúng tôi bắt vùng đất hoang này phải thức dậy để cùng chúng tôi cống hiến những sản phẩm có giá trị cho xã hội”. Đó là bút tích ngắn gọn của anh hùng lao động Nguyễn Văn Bé ghi lại. Họ đã lao động, sáng tạo và nghiên cứu ngày càng nhiều những sản phẩm thiên nhiên để phục vụ lại con người. Họ đã cải tạo, đắp bờ, đào kênh để chinh phục thiên nhiên, biến vùng đất chết thành vùng đất phát triển, bảo tồn sinh thái và môi trường thiên nhiên phục vụ con người. Những năm 1989 – 1990 Liên Xô khủng hoảng xí nghiệp Dầu Tràm Mộc Hóa mất thị trường xuất khẩu. Thế là Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười ra đời để không ngừng phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên phục vụ con người và bảo tồn dược liệu, sinh thái, môi trường trong xu thế tình hình môi trường ngày càng ô nhiễm, rừng cây bị khai thác cạn kiệt. con người ngày càng nhiều bệnh tật. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước tháng 10/2009 Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười được cổ phần hóa thành Cty cổ phần nghiên cứu bảo tồn và phát triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười cho đến nay. DS Nguyễn Văn Bé mà mọi người quen gọi là DS Ba Đất Phèn được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới ngày 27/02/2010. Ông luôn phấn đấu quên mình để nghiên cứu càng nhiều sản phẩm thiên nhiên cũng như đưa Cty phát triển theo kịp yêu cầu của đất nước, của thế giới. Những sản phẩm ông làm ra là tâm huyết của cả cuộc đời ông ở trong đó. Sau bao năm nghiên cứu, bảo tồn các loại dược liệu. Năm 2006 Cty Khánh An thành lập và giám đốc của Cty Khánh An là người vợ đồng hành cùng Ông suốt quảng đường đầy khó khăn ấy. Từ đó thời gian đến nay, 2 công ty luôn song hành và phát triển cùng nhau mang đến cho con người những sản phẩm tốt nhất với phương châm:
“Sản phẩm thiên nhiên, bảo tồn sức khỏe”.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 483/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2023
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn VTV.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH,PHẠM QUỐC THẮNG, NGUYỄN TRỌNG NINH
Tổng đài VTV: (024) 3.8355931; (024) 3.8355932
Ðiện thoại Thời báo VTV: (024) 66897 897
Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cây dược liệu Đồng Tháp Mười (Long An) – Nguồn: https://mylongan.vn/
Năm 2000, UBND Tiền Giang quyết định thành lập Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười với nhiệm vụ quy tập, bảo tồn các loài sinh vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười và hướng dẫn nhân dân trồng tràm, vùng đệm xung quanh khu sinh thái. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước có diện tích 106,8 ha, trong đó có bố trí ao nước trung tâm khoảng 01 ha, phần còn lại là các khu đất để trồng và nuôi các loài cây, con cần bảo tồn. Khu bảo tồn có hệ sinh thái đặc trưng của vùng đất ngập nước chua phèn Đồng Tháp Mười. Nhìn chung, khu bảo tồn có tương đối đầy đủ các loài động, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái ngập nước và công tác bảo tồn được thực hiện tốt nên các đối tượng được bảo tồn đã và đang phát triển ổn định. Hiện nay các loài chim về cư ngụ, sinh sản ngày càng tăng, đa dạng phong phú về chủng loại và phát triển ổn định; nhờ vậy, hệ sinh thái trong khu bảo tồn phát triển ngày một đa dạng về chủng loài và số lượng.
Bên cạnh Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang còn có nhiều khu vực quan trọng khác trong bảo tồn cảnh quan, bảo tồn di tích văn hóa – lịch sử, công trình kiến trúc và các khu du lịch. Trong đó có khoảng 80 di tích cấp tỉnh; khoảng 20 di tích cấp quốc gia; đây là một tập hợp tài nguyên quý giá đầy tiềm năng cho phát triển du lịch và du lịch sinh thái. Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng (phần không thể thay đổi); thì cảnh quan xung quanh (phần có thể thay đổi) góp phần rất lớn trong việc thu hút khách tham quan. Vai trò của cảnh quan, sinh cảnh trong những khu vực này có một giá trị bảo tồn đa dạng sinh học nhất định; đây là nơi có thể triển khai lưu giữ bảo tồn các loài thực vật ưu tiên bảo tồn (bảo tồn chuyển chỗ), tái tạo quần cư cho các loài động vật hoang dã (ÐVHD). Tuy nhiên, hiện nay phần lớn việc quy hoạch cảnh quan các điểm này thường tự phát và không được thiết kế bởi những nhà cảnh quan và sinh thái học chuyên nghiệp.