Nữ Hoàng Ai Cập

Nữ Hoàng Ai Cập

Hình ảnh nữ hoàng Ai Cập Cleopatra - Ảnh: SOULVEDA

Hình ảnh nữ hoàng Ai Cập Cleopatra - Ảnh: SOULVEDA

Vì sao độc giả bỗng quan tâm đến nữ hoàng Ai Cập Cleopatra?

Có một số tin bài về bản làm lại của bộ phim kinh điển Nữ hoàng Cleopatra, và quảng cáo Superbowl có Cleopatra. Nhưng những tin tức này không giải thích đầy đủ về số lượt xem vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập.

Cố gắng tìm ra lý do khiến lượt xem bài báo về Cleopatra tăng đột biến, các nhà khoa học xã hội máy tính tìm kiếm câu trả lời trên Internet.

Ngay sau đó, một người dùng trên Twitter đã cung cấp manh mối: Ứng dụng Google Assistant, sử dụng tính năng nhận dạng giọng nói cho phép người dùng tương tác với điện thoại thông minh của họ, có thể là nguyên nhân.

Ra mắt vào năm 2016, ứng dụng này hiện được tích hợp vào ít nhất 1 tỉ thiết bị. Hiện có hơn 500 triệu người dùng hằng tháng.

Khi bạn cài đặt Google và bắt đầu sử dụng, ứng dụng này sẽ cung cấp các ví dụ về tìm kiếm mà bạn có thể thực hiện bằng cách nói các câu lệnh mẫu vào micro điện thoại. Chẳng hạn “Mở YouTube”, yêu cầu tìm kiếm trang web hay hỏi "Có bao nhiêu nước trong một ly?”.

Một trong số những câu lệnh mà ứng dụng tìm kiếm này cung cấp là “Thử nói: Cho xem Cleopatra trên Wikipedia”.

Vào năm 2022, khoảng hơn 50 triệu người đã làm theo lời nhắc này.

Trước khi trợ lý Google trở nên phổ biến vào năm 2020, lượt tìm kiếm về Cleopatra chỉ khoảng 2,5 triệu.

Từ Nữ hoàng Ai Cập đến thiết kế sự chú ý tập thể

Mức độ phổ biến của bài viết về nữ hoàng Ai Cập có lẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ câu lệnh ví dụ do ứng dụng Google Assistant cung cấp. Nhưng đây không chỉ là một sự trùng hợp thú vị.

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học dữ liệu xã hội và phân tích trang web thường sử dụng các số liệu thống kê - như số lượt tìm kiếm trên Google và lượt xem trang Wikipedia - để nghiên cứu động lực chú ý và mức độ phổ biến.

Ngoài việc dự đoán thành công của các bộ phim tại phòng vé, họ còn dùng dữ liệu đó để nghiên cứu mức độ phổ biến của bầu cử.

Những nguồn dữ liệu khá mới này có thể hữu ích và thú vị. Đồng thời là phương tiện tuyệt vời để theo dõi hành vi của con người trên nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể dẫn đến phân tích sai lệch.

Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu của Google đã cố gắng trong việc dự đoán mức độ nghiêm trọng của mùa cúm bằng cách phân tích dữ liệu tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên họ đã thất bại.

Điều quan trọng đối với các nhà nghiên cứu trong khoa học xã hội máy tính là phải xem xét các phương pháp định tính và nghiên cứu chuyên sâu để hiểu câu chuyện đằng sau dữ liệu.

Hiện tượng này cho thấy một thay đổi nhỏ hoặc quyết định thiết kế có thể có tác động quy mô lớn như thế nào. Bởi thiết kế này sẽ tiếp cận hàng triệu người dùng thông qua công nghệ kỹ thuật số.

Trong trường hợp Cleopatra, không có thiệt hại nào xảy ra. Tuy nhiên không nên bỏ qua sức mạnh đáng kể mà các công ty công nghệ cao và truyền thông có được trong việc định hình và gây ảnh hưởng đến sự chú ý của công chúng.

Ngoài Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, hầu hết các bài viết ở đầu danh sách của Wikipedia đều liên quan đến các sự kiện lớn của thế giới: cuộc chiến Ukraine, cái chết của Nữ hoàng Anh và World Cup 2022.

Tỉ phú Elon Musk và Johnny Depp cũng lọt vào danh sách này.

TTO - Các nhà khảo cổ Ai Cập và Cộng hòa Dominica vừa tìm thấy một tượng đầu Nữ hoàng Cleopatra bằng thạch cao và một chiếc mặt nạ được tin là của Mark Anthony, người yêu Nữ hoàng, trong một cuộc khai quật tại đền Taposiris Magna ở gần bờ biển Địa Trung Hải của Ai Cập.

Những trận lụt đều đặn hàng năm mang theo nhiều phù sa của sông Nile, cùng với tình trạng bán cô lập do sự ngăn cách của sa mạc phía đông và phía tây, dẫn tới sự phát triển của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới. Nước Ai Cập được coi là lập quốc vào khoảng năm 3100 trước Công Nguyên bởi pharaoh huyền thoại Menes, người đã cho xây thành Memphis và chọn đây làm kinh đô. Triều đại có nguồn gốc địa phương cuối cùng, được gọi là Vương triều thứ 30, đã sụp đổ trước sức tấn công của người Ba Tư năm 343 TCN và vị pharaong người Ai Cập cuối cùng là Nectanebo II phải thoái vị. Lúc ấy người Ai Cập đã đào nên nền móng đầu tiên của kênh Suez và nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải. Sau đó, Ai Cập lần lượt bị cai trị bởi người Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã (Byzantine) và một lần nữa bởi người Ba Tư.

Chính người Ả Rập Hồi giáo đã đưa Đạo Hồi và tiếng Ả Rập tới Ai Cập trong thế kỷ thứ 7, và người Ai Cập dần tiếp nhận cả hai ảnh hưởng đó. Những vị quan cai trị Hồi giáo do khalip chỉ định ra nắm quyền kiểm soát Ai Cập trong ba thế kỷ tiếp sau. Những triều đại tự chủ bắt đầu với những tổng đốc cha truyền con nối từ năm 868. Ai Cập đạt đến tột đỉnh hùng mạnh với ba triều đại Fatimid (trải từ Maroc đến Syria), Ayyubid (thắng được liên quân các nước Tây Âu), và Mamluk (thắng được Mông Cổ và Tây Âu). Từ năm 1517 Ai Cập bị lệ thuộc vào đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ, rồi lại thêm ảnh hưởng của Pháp và Anh cho đến thế kỷ 20.

Sau khi kênh đào Suez hoàn thành năm 1869, Ai Cập trở thành một đầu mối vận chuyển quan trọng của thế giới; tuy nhiên, nước này cũng có một gánh nặng nợ nần to lớn. Với lý do bảo vệ các khoản đầu tư của mình, Anh Quốc đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ Ai Cập năm 1882, nhưng trên danh nghĩa vẫn nó vẫn thuộc Đế chế Ottoman cho đến tận năm 1914.

Sau khi giành lại độc lập hoàn toàn từ tay Anh Quốc năm 1922, Nghị viện Ai Cập phác thảo và áp dụng một hiến pháp năm 1923 dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng nhân dân Saad Zaghlul. Từ 1924 đến 1936, người Ai Cập đã thành công trong việc lập ra một chính phủ hành pháp theo kiểu chính phủ Châu Âu hiện đại; được gọi là Cuộc thử nghiệm tự do Ai Cập. Tuy nhiên, người Anh, vẫn giữ một số quyền kiểm soát khiến chính phủ không có độ ổn định cần thiết. Năm 1952, một cuộc đảo chính quân sự buộc vua Farouk, của chính thể quân chủ lập hiến, thoái vị nhường ngôi cho con trai là vua Ahmed Fuad II.

Cuối cùng, nước Cộng hòa Ai Cập được tuyên bố thành lập ngày 18 tháng 6 năm 1953 với Tướng Muhammad Naguib là Tổng thống của nền cộng hoà. Sau đó Naguib cũng bị Gamal Abdel Nasser, kiến trúc sư của phong trào 1952 buộc phải từ chức năm 1954, Nasser lên nắm quyền Tổng thống và quốc hữu hoá kênh Suez dẫn tới cuộc khủng hoảng Suez năm 1956. Nasser ra khỏi chiến tranh với tư cách một anh hùng Ả Rập, và chủ nghĩa Nasser đã lan rộng ảnh hưởng trong vùng dù có gặp phải sự phản ứng từ phía một số người Ai Cập, đa số họ trước đó không hề quan tâm tới chủ nghĩa quốc gia Ả Rập.

Từ 1958 đến 1961, Nasser tiến hành xây dựng một liên minh giữa Ai Cập và Syria được gọi là Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Nỗ lực này cũng gặp phải một số chống đối, và rõ ràng rằng nhiều người Ai Cập không bằng lòng khi thấy rằng cái tên của tổ quốc mình, vốn đã có từ hàng nghìn năm, bỗng nhiên biến mất. Ba năm sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, trong đó Ai Cập mất bán đảo Sinai vào tay Israel, Nasser chết và được Anwar Sadat kế vị. Sadat bỏ liên minh với Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh để quay sang Hoa Kỳ, trục xuất các cố vấn Liên Xô năm 1972, và tung ra cuộc cải cách kinh tế Infitah, trong khi tăng cường hành động đàn áp bạo lực đối với các hành động chống đối tôn giáo. Cái tên Ai Cập vẫn được giữ lại.

Năm 1973, Ai Cập cùng với Syria tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel trong cuộc Chiến tranh tháng 10 (cũng được gọi là Chiến tranh Yom Kippur), dù nó hoàn toàn là một thắng lợi quân sự, nhưng về mặt chính trị lại không mang lại kết quả. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều can thiệp vào, và đạt tới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ai Cập và Israel. Năm 1979, Sadat ký hiệp ước hòa bình với Israel để đổi lấy bán đảo Sinai, một hành động đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong thế giới Ả Rập dẫn tới việc Ai Cập bị loại trừ khỏi Liên đoàn Ả Rập (Ai Cập đã tái gia nhập năm 1989). Sadat bị những kẻ theo tôn giáo chính thống ám sát năm 1981, người kế tục ông là Hosni Mubarak.

Ai Cập có biên giới với Libya ở phía tây, Sudan ở phía nam, với Israel ở đông bắc. Vai trò địa chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của nó: là một quốc gia liên lục địa, họ sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thuỷ (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ.

Các thành phố và thị trấn gồm Alexandria, một trong những thành phố cổ vĩ đại nhất, Aswan, Asyut, Cairo, thủ đô Ai Cập hiện đại, El-Mahalla El-Kubra, Giza, nơi có Kim tự tháp Khufu, Hurghada, Luxor, Kom Ombo, Port Safaga, Port Said, Sharm el Sheikh, Shubra-El-Khema, Suez,nơi có Kênh Suez, Zagazig, và Al-Minya.

Các sa mạc: Ai Cập chiếm một phần Sa mạc Sahara và Sa mạc Libya. Các sa mạc này được coi là "vùng đất đỏ" trong thời Ai Cập cổ đại và nó bảo vệ Vương quốc của các Pharaohs tránh khỏi các mối đe dọa từ phía tây.

Ốc đảo gồm: Ốc đảo Bahariya, Ốc đảo Dakhleh, Ốc đảo Farafra, Ốc đảo Kharga, Ốc đảo Siwa. Một ốc đảo là một vùng đất xanh tươi và màu mỡ ở giữa sa mạc.

Ai Cập đã là một nước cộng hòa từ ngày 18 tháng 6, 1953. Tổng thống Mohamed Hosni Mubarak đã làm Tổng thống nền Cộng hoà từ 14 tháng 10, 1981, sau vụ ám sát cựu Tổng thống Mohammed Anwar El-Sadat. Ông ta là lãnh đạo đảng cầm quyền Đảng Dân chủ Quốc gia. Mubarak giữ chức vụ cho đến nhiệm kỳ thứ năm thì bị nhân dân Cairo nổi dậy lật đổ vào tháng 2 năm 2011. Thủ tướng Ahmed Nazif lên cầm quyền ngày 9 tháng 7, 2004, sau khi Atef Ebeid từ chức.

Chính quyền Ai Cập bị nhiều nước coi là độc tài quân sự. Dù quyền lực trên danh nghĩa được tổ chức theo hệ thống bán tổng thống đa đảng, theo đó quyền hành pháp trên lý thuyết được phân chia giữa Tổng thống và Thủ tướng, trên thực tế hầu như chỉ một mình Tổng thống được bầu ra trong những cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên trong vòng hơn năm mươi năm qua. Ai Cập cũng có những cuộc bầu cử nghị viện đa đảng thường xuyên. Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, trong đó Mubarak thắng cử nhiệm kỳ thứ năm liên tiếp, được tổ chức vào tháng 9 năm 2005 (xem dưới đây).

Miền Bắc Cairo lúc nào cũng nóng như lửa từ tháng 6 đến tháng 8, nhất là Luxor và Aswan, có khi nhiệt độ lên đến 40 độ. Ở Cairo thì đầy nắng, bụi, ô nhiễm, tiếng ồn… khiến bất cứ ai đi dạo cảm thấy chẳng khác nào bị tra tấn. Mặc khác, mặt trời như thiêu đốt sẽ khiến mọi người muốn đi tránh nóng ở bãi biển Nam Sinai, mũi Alexandrian của Biển Đỏ - lúc này ai muốn đến đây thì đều vất vả khi tìm phòng nghỉ.

Khi đến tham quan những nơi như Luxor, mùa đông là thời gian thoải mái nhất. Cairo không mấy dễ chịu, trời lúc nào cũng u ám và giá lạnh vào ban đêm, trong khi đó ở bờ biển Alexandria, vùng Địa Trung Hải thì mưa nhiều, gây lũ lụt, đường phố bị lún. Ngay cả bãi biển Sinai hơi lạnh nếu tắm nắng vào tháng 1. Từ tháng 3 đến tháng 5 hay tháng 9 đến tháng 11 là thời gian tốt nhất để thụ hưởng ấm áp.

Phần lớn những ngày lễ tôn giáo hay lễ quốc gia của Ai Cập không làm gián đoạn kế hoạch du lịch một cách nghiêm trọng. Vào lễ Ramadan của người Hồi giáo, rất nhiều quán hàng đóng cửa, các quán bar thì nghỉ hoàn toàn. Nhiều công ty, văn phòng cũng làm việc cầm chừng.

Lễ hội Eid ul-Fitr được tổ chức sau khi kết thúc tháng Ramadan và có thể kéo dài vài ngày. Ngày chính xác phụ thuộc vào quan sát thiên văn và có thể thay đổi từ nước này sang nước.

Là một điểm đến du lịch lớn có nền kinh tế phụ thuộc vào tiền du lịch, Ai Cập tương đối dễ dàng để nhập cảnh và / hoặc cấp visa nếu cần thiết. Có ba loại visa Ai Cập:

Thị thực nhập cảnh có thể được lấy từ cơ quan ngoại giao và lãnh sự Ai Cập ở nước ngoài hoặc từ Phòng Visa nhập cảnh tại Cơ quan tài liệu du lịch, xuất nhập cảnh và Quản trị Quốc tịch (TDINA). Du khách không Ai Cập được yêu cầu phải có hộ chiếu hợp lệ.

Công dân của nhiều quốc gia có thể có được một visa khi nhập cảnh tại các điểm chính của nhập cảnh; lệ phí được yêu cầu khi đến và nó là tốn kém để đổi tiền và sau đó nộp lệ phí. Tại sân bay, bạn phải đổi tiền từ một văn phòng ngân hàng trước khi kiểm tra hộ chiếu, bề ngoài là để xác minh rằng đồng tiền là có thật, tuy nhiên, bạn sẽ không có vấn đề có được một visa. Kiểm tra ở cơ quan lãnh sự Ai Cập gần nhất để biết thêm chi tiết liên quan đến các quy định thị thực áp dụng cho công dân của mình. Lệ phí thị thực nhập cảnh đơn như sau:

Công dân của Bahrain, Guinea, Hàn Quốc, Libya, Oman, Ả Rập Saudi, UAE và Yemen nhận được thị thực 3 tháng khi đến. Công dân của Cô-oét có thể có được trong 6 tháng giấy phép cư trú khi đến nơi. Trung Quốc và công dân Malaysia nhận được thị thực 15 ngày khi đến. Công dân của Trung Quốc (chỉ Hong Kong và Macau) có thể có một chuyến thăm 30 ngày mà không cần thị thực.

Công dân của các nước sau đây hiện đang được yêu cầu phải có thị thực trước khi đến, mà phải được áp dụng cho thông qua một lãnh sự quán Ai Cập hoặc đại sứ quán bên ngoài Ai Cập:

Afghanistan, Algeria, Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Bosnia-Herzegovina, Croatia, Georgia, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Iran, Israel, Kazakhstan, Kirghizia, Lebanon, Macedonia, Malaysia (nếu bạn có ý định ở lại quá 15 ngày), Moldova, Montenegro, Morocco, Pakistan, Palestine, Philippines, Nga, Serbia, Sri Lanka, Tajikistan, Thái Lan, Tunisia, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam và tất cả các quốc gia châu Phi (ngoại trừ công dân của Guinea và Libya, những người không yêu cầu thị thực).

Ai Cập có một số sân bay quốc tế:

Phà chạy thường xuyên từ Aqaba trên đi Nuweiba trên bán đảo Sinai, bỏ qua Israel và các thỏa thuận biên giới đôi khi phức tạp. Nói chung là không có lệ phí thị thực nhập cảnh Jordan thông qua Aqaba vì nó là một phần của khu vực thương mại tự do. Tuyến đi Nuweiba được điều hành bởi ABMaritime. Dịch vụ phà hàng tuần mới từ Venice đi Alexandria, thông qua Tartus ở Syria, bởi Visemar Lines được bắt đầu vào mùa hè năm 2010. Hiện xuất bến mỗi thứ tư tại 16:00, đến ngày chủ nhật sau tại 2:00, đây là cách duy nhất để đến Ai Cập trực tiếp từ châu Âu. Tuy nhiên, do tình hình chính trị tại Syria phà đã bị hủy bỏ. Một phà hàng tuần cũng chạy giữa Wadi Halfa trong Sudan và Aswan. Chiếc phà còn giữa các bờ Biển Đỏ đến các cảng ở Saudi Arabia và Jordan.

Hệ thống giao thông công cộng và tư nhân ở Ai Cập khá tốt. Các hãng hàng không trong nước bảo đảm bay khá nhanh, mặc dù bạn cần có nhiều tiền và một ít thời gian. Những hệ thống giao thông khác như xe bus, tàu lửa, tàu thủy hay thậm chí là lạc đà, lừa và ngựa.

Nếu bạn yếu sức khỏe, có thể không thích hợp đi xe bus hay xe lửa, nhưng đó là những cách tốt nhất để gặp gỡ người bản xứ, cảm giác được văn hóa Ai Cập. Dịch vụ xe bus hầu như có mặt khắp mọi tỉnh thành ở Ai Cập và 5000 km đường ray xe lửa cũng kết nối mọi thành phố từ Aswan đến Alexandria.

Bạn cũng có thể đón taxi đi lại từ ngoại ô đến thành thị. Những loại xe truyền thống như Peugeot 504s, tuy nhiên xe bus nhỏ của Toyota cũng nổi tiếng, họ tập trung đón khách ở các trạm xe lửa hay xe bus. Tài xế đợi đến khi đủ người mới khởi hành. Nếu bạn muốn gia nhập vào dân chúng và tự lái xe, có thể dễ dàng thuê xe ở khách sạn và sân bay. Nhưng những ai quá nhát gan thì khuyên đừng bao giờ chọn cách này.

Điểm nổi bật của bất kỳ chuyến thăm Ai Cập bao gồm địa điểm khảo cổ nổi tiếng của cả hai thấp hơn (miền Bắc) và Thượng (Nam) Ai Cập. Nổi tiếng nhất là:

Alexandria: Alexandria, với một số điểm tham quan lịch sử và cảnh quan tuyệt đẹp mới Bibliotheca Alexandrina, là điểm thu hút mùa hè chính của đất nước Ai Cập thoát khỏi cái nóng mùa hè và tìm kiếm một nơi để dành kỳ nghỉ hè. Các điểm du lịch bao gồm La Mã và Hy Lạp di tích, Bibliotheca Alexandria, Lâu đài Qa'edbay, và Qasr El Montaza (cung điện El Montaza).

Các ngôi đền Luxor và Bờ Tây trên sông Nile

Trong Aswan, bạn có thể nhìn thấy nhiều hơn đền thờ và di tích cổ. Bạn cũng có thể nhìn thấy Geziret El Nabatat (Đảo cây). Đây là một hòn đảo ở sông Nile Aswan được trồng các loài quý hiếm của cây, cây và hoa.

Có lẽ là hoạt động phổ biến nhất ở Luxor và Aswan là để làm Cruise sông Nile trên một con tàu từ Aswan đến Luxor. Nó cho phép bạn dừng lại ở mỗi địa điểm dọc theo sông Nile, nơi bạn có thể xem tất cả các di tích cổ nổi tiếng cũng như kinh nghiệm là trong sông Nile trong một khách sạn có thuyền năm sao.