13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia gồm: 1- Lúa gạo; 2- Cà phê; 3- Cao su; 4- Điều; 5- Hồ tiêu; 6- Chè; 7- Rau, quả; 8- Sắn và sản phẩm từ sắn; 9- Thịt lợn; 10- Thịt và trứng gia cầm; 11- Cá tra; 12- Tôm; 13- Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia gồm: 1- Lúa gạo; 2- Cà phê; 3- Cao su; 4- Điều; 5- Hồ tiêu; 6- Chè; 7- Rau, quả; 8- Sắn và sản phẩm từ sắn; 9- Thịt lợn; 10- Thịt và trứng gia cầm; 11- Cá tra; 12- Tôm; 13- Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thời gian qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021.
Là một trong những nước phát triển từ nền văn minh lúa nước, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Do đó, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn cầu.
Nhờ vào hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Thay vì bị áp thuế 45%, thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn như trước kia.
Trong số các thị trường thành viên EU, gạo Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 10 triệu USD), Hà Lan (đạt 6 triệu USD), Italy (đạt 6 triệu USD) và Ba Lan (đạt 4 triệu USD). Gạo tuy không phải là thực phẩm chính tại EU, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định với một số sản phẩm, đặc biệt là các loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây.
Từ năm 2020-2022, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực đã chuyển dần sang các mặt hàng từ gỗ và cao su.
Các mặt hàng có tỷ trọng tăng là gỗ và sản phẩm từ gỗ (tăng từ 2,6 tỷ USD chiếm 16,6% năm 2009 lên 12,372 tỷ USD chiếm 30,03% năm 2020), số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 4 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 – chiếm 79,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ Trung Quốc (-0,7%) và Đài Loan (-2,4%).
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), mặt hàng gỗ được đánh giá là ngành hàng phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất. Ngành hàng xuất khẩu gỗ Việt Nam phấn đấu trong năm 2022 đạt chỉ tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, trong đó Bình Dương chiếm khoảng 50% do hội tụ nhiều doanh nghiệp lớn.
Đầu năm 2022, trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, cà phê tăng cao nhất 57,1%, giá trị đạt 1,7 tỷ USD. Chè và cà phê vẫn giữ vị trí cao trong các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vì lợi thế thiên nhiên và “độ sành” của người Việt Nam khi chế biến và sử dụng cà phê.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Ấn Độ năm 2020-2021 là 26,23 triệu USD; từ tháng 4/2021-tháng 2/2022 là 22,93 triệu USD. Việt Nam là nước có vị trí số 3 xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ. Người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai. Khi vào thị trường Ấn Độ phải đảm bảo tiêu chuẩn dán nhãn, đóng gói nhất là phải có chứng chỉ FASSAI.
Những năm qua, xuất khẩu đồ uống của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới và tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới, trong đó có Trung Quốc. Hiện nay, trà vẫn đang là thức uống truyền thống của Trung Quốc, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đang có xu hướng tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các khu vực thành phố phát triển.
Qua bài viết trên, Innovative Hub mong rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nắm được các sản phẩm nông nghiệp chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam, những ưu đãi và thế mạnh của mình và nhu cầu của nước bạn để có chiến lược đem sản phẩm của mình ra toàn thế giới.
TÌM HIỂU THÊM: XUẤT KHẨU NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG VƯỢT BẬC
Đến với Festival, người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội tham quan, mua sắm, thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của Hàn Quốc và vùng Wando như rong biển, bào ngư, lá kim, mì ăn liền...
Ông Sin U Cho, Quận trưởng quận Wando cho biết: Wando là một quận của tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc. Quận được lấy tên theo đảo Wando, đảo lớn nhất quận, cũng là thủ phủ quận Wando. Đảo Wando là một trong sáu hòn đảo lớn của Hàn Quốc. Phía Tây Nam của đảo Wando có những bãi đá, rạn đá ngầm, tốc độ dòng chảy ổn định nên nguồn thủy sản ở đây rất phong phú và giàu dinh dưỡng.
Ẩm thực đảo Wando rất đa dạng, đặc trưng nhất phải kể tới lá kim, lá rong biển và các loại mỳ rong biển, mỳ tảo biển...Vùng biển Wando nổi tiếng với nước biển sạch và trong lành, thích hợp trong việc phát triển các loại rong, tảo đạt chất lượng tốt nhất, đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Sau khi được thu hoạch, các loại rong, tảo biển sẽ được làm sạch, chế biến thành nhiều món khác nhau như lá kim cuộn cơm, lá kim điều vị ăn liền, tảo rêu sấy khô, rong biển nấu canh, tảo bẹ...hoặc kết hợp để tạo ra các loại mỳ thơm ngon, dinh dưỡng.
"Thông qua Festival lần này, tôi mong rằng sẽ có thêm người tiêu dùng Việt Nam biết đến các sản phẩm đặc trưng của đảo Wando từ bào ngư cho đến rong biển và các nông sản chất lượng cao của Hàn Quốc", ông Shin Yong Hwa nói.
Festival ẩm thực tỉnh Wando, Hàn Quốc diễn ra từ 15/7 - 31/7 tại siêu thị K-Market Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội, trưng bày, quảng bá các sản phẩm nổi tiếng từ vùng biển đảo Wando, một trong 6 hòn đảo lớn của Hàn Quốc.