Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là điều quan trọng để các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến nhiều thị trường trên thế giới. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là gì? Doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc cần đáp ứng quy định nào? Theo dõi nội dung dưới đây SUTECH sẽ giải đáp giúp bạn.
Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là điều quan trọng để các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến nhiều thị trường trên thế giới. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là gì? Doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc cần đáp ứng quy định nào? Theo dõi nội dung dưới đây SUTECH sẽ giải đáp giúp bạn.
Nhật Bản cũng là nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đứng sau Đức, Mỹ và Italia và để giúp doanh nghiệp nắm rõ được tiêu chuẩn xuất khẩu vào quốc gia này, dưới đây là một số tiêu chuẩn cụ thể: Cần đảm bảo thông số tiêu chuẩn của dư lượng hóa chất nông nghiệp, các vùng trồng cần thực hiện theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P. và Hữu Cơ. Đảm bảo thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến và bảng kê các chất phụ gia không vượt quá điều kiện cho phép. Các yêu cầu về ghi nhãn theo quy định cụ thể của luật Vệ sinh thực phẩm.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu. Đức vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cà phê của Việt Nam trong khối EU. Năm 2019, quốc gia này nhập khẩu gần 367 triệu USD cà phê Việt Nam. Sản phẩm cà phê phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy định hết sức khắt khe của thị trường khó tính này.
Bạn có thể tìm hiểu thêm yêu cầu chi tiết sản phẩm cà phê để vào được Châu Âu tại link này nhé.
Tiêu chuẩn phổ biến thường được yêu cầu là khi xuất khẩu là chứng nhận Global Gap: Global Gap: Tiêu chuẩn cà phê xanh bao gồm: Nguyên liệu nhân giống, Lịch sử lập địa và quản lý địa điểm, Quản lý đất và chất nền, Sử dụng phân bón, Tưới / bón phân, Bảo vệ thực vật, Thu hoạch, Chế biến (áp dụng cho xay xát tại chỗ hoặc thuê ngoài), Quản lý chất thải và ô nhiễm, Tái chế và Tái sử dụng, Môi trường và Bảo tồn cũng như Sau Thu hoạch – Cân bằng Khối lượng và Truy xuất nguồn gốc. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại đây >>> Tiêu chuẩn Global Gap <<<
Hiện nay thị trường cà phê xuất khẩu được chia làm 3 phân khúc liên quan và hình thành nên những tiêu chuẩn tương đối rõ rệt đó chính là:
Đây là một thị trường ngách, mới nổi trong thời gian gần đây và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường này được định nghĩa và chi phối bởi yếu tố điểm chất lượng thử nếm của lô hàng xuất khẩu, cà phê được công nhận là đặc sản khi có điểm thử nếm từ 80 điểm trở lên (trên thang điểm cao nhất là 100 điểm) bởi các chuyên gia có chứng chỉ hành nghề thử nếm chất lượng. Hệ thống tiêu chuẩn này được vận hành và chi phối bởi Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới Specialty Coffee Association (SCA), Viện quản ly chất lượng cà phê – Coffee Quality Institute (CQI) hoặc các thành viên thuộc ủy quyền từ 2 tổ chức này.
Thông tin này quá mới lạ với bạn? Không sao bạn có thể đọc bài viết >>> Cà phê đặc sản là gì? <<< Để tìm hiểu thêm nha
Là thị trường cà phê có chọn lọc, bước đầu chất lượng cà phê được chú trọng trong sản xuất, thu hái và chế biến tuy nhiên chưa đạt được ngưỡng chất lượng cà phê đặc sản như được mô tả bên trên, có điểm chất lượng thử nếm dao động trong khoảng 70 – 79 điểm. Tại Việt Nam, khoảng 5 năm trở lại đây xuất hiện những mô hình Liên minh nông dân chế biến cà phê chất lượng cao, có khả năng chuyên môn, năng lực sản xuất và số lượng lớn để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu ngày càng mở rộng của phân khúc này. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra còn có một số tên gọi, phân loại khác về thị trường cà phê trong phân khúc này như cà phê có chứng nhận bền vững (Fairtrade, Rainforest, 4C, UTZ, Bird Friendly, Shade-grown …), Cà phê hữu cơ Organic, Cà phê dành cho người sành ăn Gourmet …
Để sản xuất được chất lượng của 2 phân khúc trên bắt buộc các nhà chế biến cà phê cần áp dụng và tuân thủ 3 nguyên tắc cốt lõi trong các phương pháp chế biến cà phê nhân tại nông trại. Mô tả chi tiết trong bài viết >>> Các phương pháp chế biến cà phê nhân: Natural, Honey, Washed <<<
Là thị trường cà phê lớn nhất hiện tại, đa phần các khách hàng nhập khẩu, nhà rang xay sẽ tìm đến Việt Nam để thu mua dòng sản phẩm này, tất nhiên đi kèm với đó là mức độ cạnh tranh khốc liệt. Giá cà phê thương mại trên thị trường được liên thông với thị trường cà phê thế giới thông qua 2 sàn giao dịch cà phê Arabica và Robusta, đây là cuộc chiến của giá cả, số lượng, điều khoản thanh toán và thời gian giao hàng. Nhược điểm lớn nhất của thị trường này đó chính là do cơ sở đánh giá chất lượng dựa trên cảm quan màu sắc và tỷ lệ hạt lỗi, chưa chú trọng đến chất lượng hương vị thử nếm nên dẫn đến tình trạng chất lượng có thể không đồng nhất giữa các lô hàng.
Bài viết >>> Sự khác nhau giữa cà phê đặc sản và cà phê thương mại <<< sẽ rất hữu ích cho bạn nếu như bạn muốn đi tìm hiểu sâu hơn nha
Như vậy, tùy theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu mà chúng ta sẽ có những tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu tương ứng với từng phân khúc của thị trường. Sẽ rất khó để các nhà sản xuất, nhà chế biến chào giá cà phê xuất khẩu cho bạn khi họ chưa nắm rõ được điều này.
Bạn đang cần hàng mẫu cho quán cà phê, nguồn cung cấp cà phê tiêu chuẩn xuất khẩu?Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Việt Nam xuất khẩu cà phê đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp đang khai thác. Để xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Dưới đây là giải đáp cụ thể.
Bên cạnh việc tập trung vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp có thể chinh phục một số thị trường lớn khác như EU, Nhật Bản, Mỹ. Dưới đây là một số tiêu chí cụ thể.
Nhật Bản nằm trong top 5 thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam bên cạnh Đức, Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt Nam đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Thị phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon và có giá thành thấp này.
Tiêu chuẩn Global Gap và hữu cơ Organic được các nhà nhập khẩu từ Nhật Bản yêu cầu khi mua cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên tùy theo từng khách hàng riêng biệt, sự khác nhau về văn hóa ngôn ngữ sẽ có những yêu cầu khắt khe khác nhau đặc biệt chú trọng đến tính cam kết, quy trình sản xuất và kèm theo đó là uy tín của đối tác.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho 2 loại cà phê chính của Việt nam bao gồm cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta). Văn bản Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu TCVN 4193:2014 do Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối và Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố có hiệu lực trên toàn quốc.
Chi tiết các bạn có thể download tại đây >>> Link <<<
Trước khi đi sâu vào hệ thống phân loại chất lượng cũng như tiêu chuẩn, các bạn có thể tham khảo lược đồ quy trình sản xuất cà phê nhân tại các nhà máy trong hình mô tả dưới đây nhé.