Phản xạ nuốt của trẻ là một quá trình sinh lý có từ rất sớm, ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao quanh bởi chất lỏng là nước ối. Vậy thì, "trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?" còn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Phản xạ nuốt của trẻ là một quá trình sinh lý có từ rất sớm, ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao quanh bởi chất lỏng là nước ối. Vậy thì, "trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?" còn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân có nguy cơ bị mất nước và chất điện giải vì sau mỗi lần bệnh nhân đi ngoài thì nước và chất điện giải cùng theo phân ra ngoài. Chính vì thế, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều cần phải bù nước khi bị tiêu chảy. Nếu cơ thể bị mất nước quá nhiều mà không được bổ sung kịp thời có thể dẫn tới suy kiệt, rối loạn điện giải và thậm chí gây tử vong.
Ngược lại, nếu bệnh nhân được bổ sung nước kịp thời có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như sau:
- Bồi hoàn nhanh chóng nước và chất điện giải đã mất vì tiêu chảy.
- Có tác dụng cái thiện hệ tiêu hóa và cầm đi ngoài.
- Sức khỏe được hồi phục nhanh chóng hơn, bệnh nhân bớt mệt mỏi và giảm thiểu nguy cơ bị kiệt sức.
Bị tiêu chảy uống gì chính là thắc mắc của nhiều người bệnh. Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống nước lọc, nước bổ sung điện giải oresol, hoặc có thể uống một số loại trà như trà hoa cúc, trà gừng, nước gạo rang,… vừa giúp cầm đi ngoài lại có thể hỗ trợ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn:
Với những trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, uống nhiều nước đun sôi để nguội cũng là phương pháp điều trị rất hiệu quả trong việc bồi hoàn lượng nước đã mất và tránh để cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Uống dung dịch Oresol bù chất điện giải
- Dung dịch Oresol bù chất điện giải:
Với những trường hợp tiêu chảy nặng hơn, việc uống nước lọc chỉ giúp bù nước chứ không bù được lượng điện giải đã mất. Vì thế, bạn có thể sử dụng dung dịch oresol, đây là loại dung dịch giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung nước và chất điện giải. Lưu ý, cần pha thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. Nên pha bằng nước đun sôi để nguội và khi đã pha thì nên uống luôn, không nên để quá lâu.
- Uống trà gừng: Trà gừng rất tốt cho sức khỏe, có tính ấm nên đặc biệt tốt với hệ tiêu hóa. Trà gừng còn giúp chống viêm, giảm đau, bổ sung lượng nước đã mất cho người bị tiêu chảy.
- Uống trà vỏ cam: Trà vỏ cao giúp điều chỉnh nhu động ruột, tốt cho lợi khuẩn trong ruột, đồng thời cải thiện tình trạng đau bụng do tiêu chảy.
- Trà hoa cúc: Loại trà này có tác dụng cầm tiêu chảy khá hiệu quả, đồng thời có thể bù nước rất tốt khi bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy.
- Nước cháo hoặc nước gạo rang: Loại nước này rất ngon mà còn giúp bồi hoàn nước và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ưu điểm của nước cháo và nước gạo rang là không khiến cho dạ dày phải co bóp, hoạt động nhiều.
Nước dừa giống như một chất điện giải tự nhiên
- Nước dừa: Với câu hỏi bị tiêu chảy uống gì thì “nước dừa” sẽ là một câu trả lời rất chính xác. Bạn có thể bổ sung nước dừa khi bị tiêu chảy. Nước dừa được đánh giá giống như một chất điện giải tự nhiên giúp cho cơ thể nhanh chóng được phục hồi và bồi hoàn nước, điện giải đã mất. Hơn nữa, nước dừa lại rất dễ uống, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Lưu ý không nên pha thêm đường vào nước dừa, nên uống nước dừa nguyên chất hoặc có thể cho thêm một chút muối.
- Uống nước cam mật ong: Trong nước cam có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang bị tiêu chảy. Hơn nữa loại nước này rất thơm ngon, dễ uống.
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều axit lactic với tác dụng cung cấp vi khuẩn có lợi cho hệ vi sinh đường ruột và đồng thời ngăn chặn sự phát triển của , vi khuẩn. Vì thế, người bệnh tiêu chảy cũng có thể bổ sung thêm sữa chua để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Không chỉ quan tâm đến bị tiêu chảy uống gì mà mỗi người bệnh cũng cần quan tâm kiêng gì khi bị tiêu chảy để có thể chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất. Nguyên nhân là do có một số loại thức uống sẽ khiến cơ thể của người bệnh trở nên mệt mỏi hơn.
Bị tiêu chảy không nên uống sữa có lactose
Tiêu chảy khiến bạn đi ngoài liên tục và làm giảm lượng enzyme chuyên tiêu hóa đường lactose trong sữa, từ đó gây đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, trên thực tế, một số bệnh nhân bị dị ứng với một số thành phần trong sữa cũng gây tiêu chảy. Đây chính là lý do khiến bạn không nên uống sữa khi đang bị tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy bạn nên từ bỏ rượu bia để tránh khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng không nên uống cà phê và các loại đồ uống có ga để tránh kích thích nhu động ruột.
Nên kiêng rượu bia khi bị tiêu chảy
Trên đây là một số gợi ý cho thắc mắc bị tiêu chảy uống gì và kiêng uống gì. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tránh để mất nước nghiêm trọng để dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín trong việc điều trị nhiều loại bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp, trong đó bao gồm cả những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng các thiết bị máy móc hiện đại, MEDLATEC tự tin cung cấp tới khách hàng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Thể tích và thành phần nước ối được duy trì trong suốt thời gian sống trong tử cung nhờ sự cân bằng giữa sản xuất và tái hấp thu dịch của thai nhi. Sau khi tạo phôi, thai nhi bài tiết một lượng nước tiểu đáng kể vào khoang ối. Lưu lượng nước tiểu của thai nhi là yếu tố quan trọng nhất điều chỉnh lượng nước ối, vì tốc độ dòng nước tiểu tăng hoặc giảm rõ rệt có tương quan với tình trạng đa ối và thiểu ối.
Quá trình nuốt của thai nhi đóng vai trò là con đường chính để tái hấp thu nước ối, tuần hoàn nước và các chất hòa tan cho thai nhi. Các dị tật phổ biến làm suy giảm phản xạ nuốt bao gồm teo thực quản, teo tá tràng và các rối loạn thần kinh cơ như loạn dưỡng trương lực cơ có thể dẫn đến tình trạng đa ối ở thai nhi do làm giảm quá trình hấp thụ nước ối qua tiêu hóa của thai.
Nước ối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và quá trình thai kỳ:
Như vậy, ngay từ đầu thai kỳ, nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi lá nhau được thành lập, nước ối giữ phân biến dưỡng nước và các chất khác đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của thai.
Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không? Trong quá trình phát triển của thai nhi, việc nuốt nước ối là việc hết sức bình thường, và có chức năng sinh lý vô cùng quan trọng. Hoạt động nuốt của thai nhi góp phần quan trọng vào sự cân bằng nội môi của thai nhi và nước ối cũng như sự phát triển của thai nhi.
Đồng thời, quá trình uống nước ối của thai nhi giúp quá trình phát triển bình thường. Thai nhi đủ tháng nuốt lượng chất lỏng (100 - 300 ml/kg) lớn hơn rõ rệt tính theo trọng lượng cơ thể so với của người trưởng thành (40 - 60 ml/kg). Quá trình nuốt nước ối và tiêu hóa của thai nhi trong tử cung góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh lượng và thành phần nước ối, giúp thu nhận và tái tuần hoàn các chất hòa tan từ môi trường của thai nhi và sự trưởng thành của đường tiêu hóa của thai nhi.