Nằm trên cù lao An Bình bốn mùa cây trái sum suê, Tiên Châu Tự là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất trong đời sống tâm linh của người dân tỉnh Vĩnh Long.
Nằm trên cù lao An Bình bốn mùa cây trái sum suê, Tiên Châu Tự là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất trong đời sống tâm linh của người dân tỉnh Vĩnh Long.
Nam Cát Tiên là khu du lịch, do đó nhà nghỉ, khách sạn không hề thiếu. Địa điểm đến quen thuộc của tụi mình là Green Bamboo Lodge. Khu resort Green Bamboo nằm gần cổng vào khu du lịch Nam Cát Tiên, là một dãy phức hợp nhiều lodge và bungalow sát bờ sông, quang cảnh nhìn ra bên kia sông rất chill, lâu lâu có mấy con khỉ nhảy qua lại. Chi phí phòng ở Green Bamboo thường dao động ở 400.000đ/người.
Ngoài Green Bamboo, còn những vị trí nhà nghỉ, khách sạn và homestay khác như Green Hope Lodge, mặc dù không nằm kế bờ sông, nhưng vẫn chung một không khí rừng vắng vẻ dễ chịu, và chỉ cách bờ sông vài bước chân mà thôi.
Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.
Tương truyền chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ đời Tiền Lê do một bà công chúa dựng lên đặt tên là Vĩnh Khánh tự, khi thiết lập mười ba trại (Thập tam trại) ở phía tây thành Thăng Long. Hiện nay chùa còn quả chuông “Vĩnh Khánh tự chung” đúc vào thời Lê Trung hưng thế kỷ XVI - XVIII, Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa (năm 1991 được trùng tu lại toàn bộ), hiện nay kiến trúc chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Chùa đặt trên một hòn núi đất, chùa là một nếp nhà dọc 5 gian nằm theo hướng bắc nam, cửa chính mở ở đầu hồi trước, phía sau là Thượng điện.
Theo thần phả, đình Vĩnh Phúc lập từ thời Lý (thế kỷ XI) thờ thành hoàng là ông Hoàng Phúc Trung, quê gốc làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) người có công vớt được xác công chúa, được vua Lý ban cho đất mười ba trại ở phía tây thành Thăng Long, đã đưa dân nghèo đến lập nghiệp.
Đình dựng quay về hướng nam. Đại đình 5 gian, toà Đại bái 3 gian 2 dĩ, Hậu cung 2 gian. Hằng năm để tưởng nhớ thành hoàng, dân mười ba trại cùng dân Lệ Mật mở hội.
Đình, chùa Vĩnh Phúc đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02
Như mình đã nói ở trên, vào mùa khô thì...gần như xe nào cũng đi được, vì đường chỉ hơi gồ ghề một tí thôi. Tuy nhiên mùa mưa thì đây lại là một cung đường khác hoàn toàn. Đã có lần một tour Rally Nam Cát Tiên của Chrunix phải quay đầu ngược ra quốc lộ, vì ngập quá sâu nên đã có vài xe cào cào cháy bố nồi và bị ngập nước.
Do đó, loại xe phù hợp nhất để đi Nam Cát Tiên ở gần như mọi điều kiện thời tiết, là xe cào cào. Xe cào cào phổ thông căn bản như Honda XR150L là đã đủ để đi cung đường này. Tuy nhiên, để đi dễ hơn và đỡ mệt hơn, bạn có thể tham khảo những trang bị offroad dành cho xe cào cào. Nếu không có xe để đi, bạn có thể thuê xe cào cào Honda XR150, CRF150 và CRF250 cùng đồ bảo hộ phù hợp để đi phượt cung Nam Cát Tiên này.
Thay vì đi Quốc Lộ 20 thường thấy, bạn có thể đi đường vòng bên trong hồ Trị An. Đường DT761 vòng bên trong hồ Trị An vắng, nhiều cảnh đẹp và hoàn toàn không có kẹt xe, so với QL20 ở bên ngoài. Dự kiến chiều dài đoạn đường đi sẽ khoảng 175km mỗi chiều đi, cả đi và về sẽ khoảng 350km. Do đó bạn có thể chia ra làm hai ngày chạy xe cho thư thả.
Xe dùng để đi đường rừng Nam Cát Tiên tốt nhất là các mẫu xe cào cào phổ thông, để dễ di chuyển địa hình ở cung Cát Tiên. Địa hình chủ yếu là đường đất, khi trời mưa sẽ chuyển thành sình lầy rất sâu, chỉ có xe công nông, xe bán tải hai cầu mới đi được. Do đó, nếu còn ít kinh nghiệm, bạn chỉ nên đi vào mùa khô.
Các bước đi từ Sài Gòn cụ thể như sau:
Đoạn đường từ đầu DT761 đến Ngã 3 Phú Lý là một đoạn đường nhựa ven rừng rất đẹp và rất ít xe cộ qua lại, hoàn toàn không bị kẹt xe. Khi đến Ngã 3 Phú Lý, bạn tranh thủ ghé ăn trưa, mua nước uống để mang theo cho chặng sắp tới.
Từ Ngã 3 Phú Lý bạn đi thẳng đến Cầu Treo Thanh Sơn. Đây là đoạn đường thú vị, nhiều cảnh đẹp, chạy xuyên rừng với nhiều địa hình khác nhau. Đây cũng là cung đường phổ biến với các nhóm chơi cào cào, vì địa hình khá phức tạp, phù hợp với đam mê tắm sình chơi bùn lầy của mấy anh cào cào. Vào mua khô, đường rất dễ đi, chỉ hơi gồ ghề và bụi nhiều. Tuy nhiên, vào mùa mưa thì ngập rất sâu và cực kỳ lầy, có khi mất đến một tiếng đồng hồ chỉ để đi 100 mét mà thôi. Mình đã có lần mất 3 tiếng đồng hồ chỉ để vượt qua một đoạn đường ở chỗ này.
Khi đã đến được Cầu Treo Thanh Sơn, cũng coi như là bạn đã tạm kết thúc cung rừng Nam Cát Tiên. Dù vậy, ở khu vực Tà Lài đi lên phía Bảo Lộc, còn rất nhiều đường rừng đẹp dẫn lên tới Bảo Lộc, thậm chí lên đến Đà Lạt, nếu bạn chịu khó tìm đường và đi