Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng chuyên sản xuất các loại săm lốp: máy bay, ôtô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật. Được ra đời sớm nhất ngành Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là trung tâm kỹ thuật trong các lĩnh vực:
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng chuyên sản xuất các loại săm lốp: máy bay, ôtô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật. Được ra đời sớm nhất ngành Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng là trung tâm kỹ thuật trong các lĩnh vực:
MÁY KIỂM TRA ĐỘ MÀI MÒN CỦA CAO SU, NHỰA
Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần
Địa chỉ: ấp Bàu Bền, Xã Thạnh Bắc, Huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh
Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Năng
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Lương Vận Quỳnh Địa chỉ: Lầu 1, 170-170Bis Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Lý Thị Duyên Địa chỉ: Thôn Năn Kè, Xã Phan Thanh, Huyện Lục Yên, Yên Bái
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Phương Thảo Địa chỉ: Tổ dân phố 5, Thị trấn Yên Thế, Huyện Lục Yên, Yên Bái
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Bùi Văn Thủy Địa chỉ: Thửa đất số 647 -2 ,Tờ bản đồ số 2, Thôn Minh Thiện, Xã Quảng Minh, Thành Phố Sầm Sơn, Thanh Hoá
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Trịnh Văn Xong Địa chỉ: Bản Phẩy, Xã Xiêng My, Huyện Tương Dương, Nghệ An
TÍN HIỆU “SÁNG” TỪ SÀN GIAO DỊCH
Cao su đang kỳ nghỉ cạo nhưng giữa tháng 2-2017, giá mủ đã tăng gấp đôi so với năm 2015. Mức giá sàn được các công ty cao su trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) công bố ở mức 52-59 triệu đồng/tấn, gần gấp đôi so với giá bán cùng kỳ 2015 (khoảng 28-30 triệu/tấn).
Tại Bình Phước, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh đang mua mủ chén dây khô với giá 17.400 đồng/kg tươi (tăng 1.400 đồng/kg) và 15.400 đồng/kg tươi (tăng 1.300 đồng/kg) so với mức giá công ty này đưa ra hồi đầu tháng 2. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su tăng 2.200 đồng/kg, với mức giá từ 10.300 đồng/kg lên 12.500 đồng/kg. Đặc biệt, một số công ty cao su trong nước cũng đang điều chỉnh tăng giá mua cao su thành phẩm theo định hướng trên thị trường Tocom, Nhật Bản.
Sản phẩm cao su của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng được đóng gói xuất khẩu - Ảnh: H.Châu
Hiện giá cao su trên sàn Tocom (Nhật Bản) đang cao gấp đôi giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong năm 2015 và 2016. Ngày 21-2, giá cao su SVR 10 và SVR L đạt lần lượt 44.854,92 đồng/kg và 58.128,52 đồng/kg. Cùng xu hướng này, một số công ty cao su trong nước đã tăng giá thu mua sản phẩm.
Theo các chuyên gia, sự tăng giá cao su gần đây cũng được xem là có liên quan đến sản lượng tại Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu. Tuy nhiên, những đợt mưa to dai dẳng hồi tháng 12-2016 đã gây ra lũ lụt khắp miền Nam Thái Lan, khiến sản lượng cao su nước này giảm 7,6% trong năm 2017, trong đó gần 2/3 diện tích trồng cao su của Thái Lan nằm ở miền Nam. Mặt khác, các chuyên gia dự báo khuynh hướng giá tăng có thể sẽ tiếp tục khi Trung quốc trở lại kinh doanh bình thường sau kỳ nghỉ lễ năm mới.
Hai tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 193.000 tấn mủ cao su, đạt trị giá khoảng 392 triệu USD. Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1 đạt 1.922 USD/tấn, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1, chiếm lần lượt 70%, 4,2% và 4,1% tổng khối lượng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này tăng lần lượt là 2,3%, 39% và 77,5% so với cùng kỳ năm 2016.
DỰ BÁO CỔ PHIẾU CAO SU TRỖI DẬY
Với những tín hiệu tích cực đang diễn ra, cổ phiếu ngành cao su được dự báo sẽ có những phiên “trỗi dậy” mạnh mẽ trong năm 2017. Cụ thể, TRC - mã cổ phiếu của Công ty cổ phần cao su Tây Ninh ngày 3-3 giao dịch mức giá 32.000 VND/CP, tăng 0,1% so với phiên giao dịch trước đó. Năm 2016, Công ty cổ phần cao su Tây Ninh có doanh thu 350,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 82,1 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận tăng trưởng được đóng góp từ hoạt động cao su đạt 31,6 tỷ đồng, giảm 37,3% chi phí quản lý doanh nghiệp. TRC đặt kế hoạch sản lượng khai thác năm 2017 sẽ đạt khoảng 8.800 tấn, giảm 2,8% so với năm 2016 do diện tích thanh lý dự kiến giảm 2,2%, trong khi kế hoạch năng suất không đổi ở mức 1,91 tấn/ha. TRC đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2017 cho công ty mẹ đạt 107,4 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2016.
Điểm thu mua mủ cao su tư nhân của Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh tại Nhà máy chế biến Lộc Hiệp
Tương tự, DPR - mã cổ phiếu của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú cũng có phiên giao dịch ấn tượng trong ngày 3-3 với mức giá giao dịch 45.500 VND/CP, tăng 1,6% so với phiên giao dịch trước đó. Thoát đáy vào cuối năm, năm 2016, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đạt doanh thu 852 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 196,6 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2015. Giá bán bình quân trong năm 2016 đạt 32,5 triệu đồng/tấn, tăng 4,6%, lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất cao su tăng gấp 2,5 lần và đạt 46,4 tỷ đồng nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí giá thành. Trong tháng 1-2017, công ty đã đạt sản lượng tiêu thụ 900 tấn với mức giá bán trung bình 45 triệu đồng/tấn, tăng 70% so với cùng kỳ 2016.
Mã cổ phiếu PHR của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa cũng có phiên giao dịch thành công ngày 3-3 với giá giao dịch 30.600 VND/CP, tăng 1% so với phiên giao dịch trước đó. Năm 2016, cao su Phước Hòa đạt doanh thu 1.179 tỷ đồng, giảm 4% và lợi nhuận trước thuế 253 tỷ đồng, giảm 4,1% so với năm 2015. Trong đó, lợi nhuận đột biến từ việc đền bù đất khu công nghiệp khoảng 100 tỷ đồng và khoảng 100 tỷ lợi nhuận thanh lý cao su. Năm 2016, sản lượng khai thác của công ty đạt 16.406 ngàn tấn, giảm 10,6% do diện tích thanh lý hơn 1.000 ha, đồng thời năng suất ổn định ở mức 2 tấn/ha, giá bán trung bình 30,7 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2015 do cơ cấu sản phẩm dịch chuyển từ CV50,60 về SVR 3L, vốn có giá bán thấp hơn. Năm 2017, công ty kỳ vọng đạt khoảng 4.500 tấn sản lượng trong quý 1, với mức giá bán trung bình 42 triệu đồng, tăng 57% so với cùng kỳ 2016. Khi đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất cao su trong quý 1/2017 của công ty ước đạt 45 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với mức xấp xỉ 5 tỷ đồng của năm 2016...
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cổ phiếu cao su cũng tiềm ẩn một số rủi ro như thời điểm hiện đang trong mùa thấp điểm sản lượng, giá cao su cần được theo dõi thêm khi bắt đầu vào mùa cạo mủ (từ quý 3) để nhận định triển vọng tăng trưởng trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp của ngành. Hơn nữa, ngành cao su cũng có thể sẽ gặp một vài rủi ro về thời tiết, thiên tai làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.
Tại thị trường trong nước hôm nay, giá mủ cao su tự nhiên tăng mạnh ở một vài địa phương. Cụ thể :
Tại Công ty Cao su Bà Rịa giá thu mua mủ nước tăng 36 đồng/TSC, đưa gao dịch lên mức 440 - 450 đồng/TSC; mủ đông DRC từ 35-44% tăng lên mức 15.700 đồng/kg- tăng 900 đồng/kg; giá mủ nguyên liệu tăng từ tăng 900 - 1.000 đồng/kg, lên mức 19.500 - 21.000 đồng/kg.
Công ty Cao su Phú Riềng niêm yết giá mủ tạp và mủ nước giữ nguyên so với phiên hôm qua, lần lượt ở mức 430 đồng/DRC và 470 đồng/TSC.
Giá mủ nước tại Công ty Mang Yang hôm nay không thay đổi. Cụ thể, giá mủ nước vẫn ở mức 434 - 438 đồng/TSC; giá thu mua mủ đông giữ nguyên ở mức 396 - 449 đồng/DRC.
Trên thị trường thế giới, giá cao su RSS3 tại thời điểm khảo sát trên Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) cập nhật hôm nay 3/10/2024, lúc 08h 25' giảm ở các kỳ hạn giao hàng.
Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 10/2024 giảm 0,42%, xuống mức 424,40 yen/kg; kỳ hạn giao tháng 11/2024 giảm 1,43%, xuống mức 425,00 yen/kg; kỳ hạn giao tháng 1/2025 giảm 1,63%, xuống mức 394,00 yen/kg...
Trên sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su tự nhiên ở các kỳ hạn giao hàng vẫn giữ nguyên so với phiên hôm qua 3/10.
Giá cao su RSS3 ở các kỳ hạn giao hàng tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đã chấm dứt chuỗi tăng kéo dài liên tiếp, do dữ liệu kinh tế toàn cầu yếu hơn và căng thẳng thương mại leo thang xung quanh Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su hàng đầu, đã tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Ngoài ra, các yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến sản lượng cao su. Những cơn bão và tình trạng khô hạn tại các vùng trồng cao su chính như Thái Lan và Indonesia đã khiến các nhà sản xuất lo ngại về nguồn cung.